I. Lương cơ sở tăng thì mức lương hưu tăng theo không?
Sự thay đổi của lương hưu
1.1 Mức hưởng lương hưu hàng tháng
Theo nội dung được quy định tại Điều 56, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ được quy định theo thời gian đóng BHXH. Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu thấp nhất là 45% và cao nhất là 75%.
Căn cứ theo nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều 9 và Khoản 1, 2 Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có hướng dẫn cụ thể cách tính mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng BHXH dựa trên mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH trong khu vực nhà nước và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH do người sử dụng lao động đóng quyết định. Vì vậy, mức lương hưu sẽ thay đổi phụ thuộc theo mức lương cơ sở và mức điều chỉnh tiền lương qua các năm tương ứng.
Công thức tính mức hưởng lương hưu:
Mức hưởng lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
1.2 Sự thay đổi của lương hưu khi lương cơ sở, lương tối thiểu vùng tăng.
Ảnh hưởng đến mức lương hưu tối thiểu.
Mức tối thiểu đóng BHXH của người lao động (NLĐ) sẽ bằng mức lương tối thiểu vùng. Căn cứ vào Điều 3, Nghị định 90/2019/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng. Mức lương tối thiểu vùng tăng thì mức bình quân tháng đóng BHXH tối thiểu tăng, dẫn đến mức lương hưu tối thiểu cũng sẽ tăng theo.
Mức tăng lương hưu tối thiểu vùng = Tỷ lệ lương hưu x Mức tăng lương tối thiểu vùng.
Mỗi vùng khác nhau thì mức lương bình quân đóng BHXH tối thiểu cũng khác nhau. Đối với những NLĐ thuộc vùng I và II thì mức lương bình quân đóng BHXH tối thiểu cao hơn vùng III vùng IV vì vậy mà mức hưởng lương hưu tối thiểu cũng sẽ cao hơn vùng III và vùng IV.
Ảnh hưởng đến mức lương hưu tối đa.
Mức lương hưu tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở.
Từ 1/1/2020 mức lương cơ sở được áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức lương hưu tối đa cán bộ hưu trí được hưởng không quá 1,49 triệu x 20 = 29,8 triệu/tháng. Mức lương cơ sở tăng thì mức lương hưu tối đa cũng sẽ tăng.
Có thể thấy, mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng có ảnh hưởng rất nhiều đến mức lương hưu mà NLĐ được hưởng. Khi mức lương cơ sở tăng, mức lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương hưu tối thiểu và mức lương hưu tối đa tăng.
II. Lương hưu thay đổi gì trong tháng 11/2022?
1. Mức hưởng đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc
Mức hưởng lương hưu hàng tháng
Mức lương hưu hàng tháng của NLĐ được tính như sau:
Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng X Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Trong đó:
**Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:
- Đối với lao động nam:
+ Đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45% (NLĐ nghỉ hưu năm 2021, đóng đủ 19 năm BHXH thì được 45%)
+ Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.
Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.
Đối với lao động nữ:
- Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%.
- Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.
Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.
Lưu ý: Trường hợp NLĐ hưởng lương hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động theo quy định thì tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
- Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
- Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
2. Mức hưởng đối với NLĐ tham gia BHXH tự nguyện
Mức hưởng lương hưu hàng tháng
Mức lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện bắt đầu hưởng lương năm 2022 được tính như sau:
Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng X Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
Trong đó:
** Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:
- Đối với lao động nam:
+ Đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45% (NLĐ nghỉ hưu năm 2021, đóng đủ 19 năm BHXH thì được 45%)
+ Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.
Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.
- Đối với lao động nữ
+ Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%.
+ Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.
Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa bằng 75%.
** Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng. Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH của NLĐ được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ (xem chi tiết tại Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP).
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
Giống như trường hợp NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, thì ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Tác giả: Thạch Thảo
-
6 trường hợp tạm dừng nhận lương hưu, trợ cấp xã hội hàng tháng, người lao động ai cũng cần biết
-
Công chức viên chức được tăng lương cơ sở lên bao nhiêu? Năm 2023 khi nào được tăng lương?
-
Thêm 2 đối tượng được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng là những ai, người dân nên biết để tránh thiệt thòi?
-
Lương cơ sở sẽ tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1-7-2023?
-
Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế ngập nặng: Mưa lớn kéo dài đến khi nào?