Ý nghĩa của quả bưởi trên mâm cỗ Trung thu
Tết Trung thu hay dịp Rằm tháng 8 là thời điểm quan trọng trong văn hóa của người Việt. Vào ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ để dâng lên tổ tiên, thần linh. So với Rằm tháng Giêng hay Rằm tháng 7, cỗ cúng Trung Thu - Rằm tháng 8 thường không cầu kỳ bằng. Mâm cỗ cúng Trung thu sẽ có các loại trái cây, hương, hoa, bánh nướng, bánh dẻo...
Bên cạnh bánh nướng, bánh dẻo, mâm ngũ quả là vật phẩm rất quan trọng trong mâm cỗ cúng Trung Thu. Trên mâm ngũ quả, quả bưởi là thứ không thể thiếu.
Trung thu là mùa thu hoạch những trái bưởi ngon nhất trong năm nên sự xuất hiện của loại quả này trên mâm cúng gia tiên, thần linh là điều dễ hiểu.
Ngoài ra, quả bưởi còn mang nhiều ý nghĩa khác. Từ xa xưa, người ta tin rằng quả bưởi là vật đem lại may mắn, phúc lộc cho gia đình. Những quả bưởi tròn trịa, vỏ căng mịn tượng trưng cho sự sung túc, tụ họp, sum vầy của đông đủ các thành viên trong gia đình. Trong khi đó, dịp Tết Trung thu đối với nhiều nơi chính là tết đoàn viên, thời điểm các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau. Đây là ngày con cháu ở xa trở về quê hương, về với gia đình, ông bà, anh chị em hội tụ.
Trong tiếng Hán, từ quả bưởi (du tử) đồng âm với "đi lang thang", mang hàm ý những người xa xứ có thể trở về nhà sau những ngày tháng làm ăn vất vả. Ngoài ra, từ "bưởi" (you) trong tiếng Hán còn đọc gần giống với từ ban phát phước lành, cầu may mắn, bình yên đến với gia đình.
Trái bưởi còn có cách đọc là youzi, gần giống với từ có con (hữu tử). Vì vậy, quả bưởi căng tròn còn tương trưng cho phúc lộc về đường con cái.
Vì vậy, dâng cúng quả bưởi trong ngày Trung thu - Rằm tháng 8 mang rất nhiều ý nghĩa đặc biệt.
Lý do mâm cỗ Trung thu hay có chó bưởi?
Ở Việt Nam, các gia đình không chỉ bày những quả bưởi căng tròn trên mâm cỗ mà còn tạo hình bưởi thành những chú chó ngộ nghĩnh, xinh xắn để các em phá cỗ trông trăng.
Được biết, tục lệ này bắt nguồn tự sự tích "Chú cuội trông trăng". Trong câu chuyện này, Cuội có một chú chó. Chú chó này từng tình nguyện hiến ruột của mình để thay cho người vợ đã mất của Cuội. Người vợ được cải tử hoàn sinh, trở lại bên cạnh chàng Cuội.
Nhớ ơn hành động của chú chó, Cuội đã nặn thử một bộ ruột bằng đất và đặt vào bụng chú chó. Không ngờ việc này có thể giúp chú chó cũng sống lại.
Sau này, người dân thường đặt lên mâm cúng một chú chó làm từ bưởi trong đêm phá cỗ trông trăng với ý nghĩa tôn vinh những hành động tốt đẹp.
Một số bí quyết để có chó bưởi đẹp
Để làm được một chú chó bưởi đẹp, bạn nên chọn đúng loại bưởi. Nên lựa quả tròn đều, vỏ sần, múi to để có những tép bưởi dai, không bị rụng lả tả. Muốn chó bưởi đẹp thì có thể chọn loại bưởi hồng.
Ngoài bưởi, cần chuẩn bị thêm bí xanh/bí đao (hoặc đu đủ xanh) để làm thân chó bên trong.
Khi tách bưởi nên làm nhẹ nhàng, từ từ để không làm múi bưởi bị nát.
Để cố định các múi bưởi, bạn nên làm từ phần đầu trước rồi mới xếp dần xuống thân.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Cúng Rằm Trung Thu xong hạ ngay 3 thứ này xuống: Càng để lâu càng mất lộc, 10 nhà thì 9 nhà mắc phải
-
Đừng cố ăn vì sợ bánh trung thu hết hạn, làm ngay cách này bảo quản bánh ăn dần mà không mất hương vị
-
6 loại quả gọi tài lộc nhớ bày lên bàn thờ vào ngày Rằm Trung thu, 3 loại xui xẻo cần tránh xa
-
Đúng Rằm trung thu: Thần Tài hiển linh ban lộc cho 3 con giáp, "trúng số", đại phát đại lợi “sa chân chĩnh vàng”
-
Sau Trung thu 2023, người thuộc 4 tuổi này tiền vào như nước, giàu cản không kịp