Ngày nay nhiều gia đình trồng cây khế vì chúng là loại cây quen thuộc với người Việt, mang tính chất hiền lành tốt bụng. Cây khế trở thành cây cảnh bonsai đẹp. Có những cây khê bonsai đẹp nhiều quả có trị giá lên vài trăm triệu đồng.
Cây khế còn thành cây cảnh phong thủy mang biểu trưng giàu có phúc lành. Cây khế có hoa nhỏ tím li ti và nhiều quả, khi chín vàng ửng nên là cây cảnh phong thủy có ý nghĩa tốt.
Hơn nữa từ xa xưa quả khế không đắt giá như các quả khác nhưng lá khế quả khế đều dùng quanh năm làm vị thuốc tốt. Bởi thế nhiều nhà ngày nay thích trồng cây khế trong chậu làm cảnh và lấy quả ăn.
Mẹo giúp cây khế sai hoa trĩu quả
Muốn cây khế khỏe mạnh, nhiều quả, quả không bị rụng không bị sâu bạn nên chú ý:
Chú ý nước tưới: Trồng cây khế nên biết cây khế ưa ẩm nhất là khi trồng cây khế trong chậu. Do đó bạn trồng cây khế cảnh thì cần chú ý tưới nước thường xuyên để cây phát triển. Định kì sau khi trồng 2 ngày tưới nước 1 lần và giảm dần sau 3 tháng. Nếu cây nhỏ mới trồng chậu thì càng cần chú ý nước tưới thường xuyên. Nhưng đừng để cây khế bị ngập úng nhé.
Cắt tỉa cây khế: Cây khế là cây ưa sáng nên cần cắt tỉa để cây khế phát triển và giúp tạo cành nhánh và để đủ ánh sáng. Cắt tỉa cây khế sẽ giúp loại bỏ cành già sâu bệnh để cây khỏe mạnh. Thời điểm cắt tỉa thích hợp nhất là trước thời kì ra hoa và sau khi thu hoạch quả. Thân cây khế dễ bị nắng làm nứt vỏ nên cần cắt tỉa tạo tán để che phủ cho thân, tạo tán đều để nắng không vào thân cây. Khi cây lớn, cành quá dày thì nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng: Bỏ bớt cành già, cành mọc chen chúc, cành sâu bệnh, cành yếu… để quả được chiếu sáng nên sẽ đẹp, chín vàng ngon.
Bón phân đúng cách: Kinh nghiệm của người xưa là muốn quả khế ngon ngọt thì cứ dùng xác chết động vật nên bón vào gốc cây. Khi cây đang có quả, không nên bón đạm mà nên bón Kali, tro bếp, vôi bột để cải thiện chất lượng quả.
Phòng trừ sâu bệnh khi trồng cây khế: Khế thường bị các loại sâu non (thuộc bộ cánh phấn) và ruồi kiến đục quả phá hoại. Chúng sẽ làm rụng hoa và thui quả. Do đó hãy dùng Trebon 0,2% phun vào giai đoạn quả còn nhỏ, nếu phun vào giai đoạn quả lớn, dễ gây ngộ độc. Hàng năm, vào mùa khô, dùng nước vôi bão hoà quét vào gốc cây để bảo vệ cây, ngăn ngừa các loài sâu đục vỏ, đục thân… xâm nhập gây hại.
Chăm sóc giai đoạn ra hoa và đậu quả
Giai đoạn cây khế nuôi quả thì nhu cầu cần độ ẩm cao hơn nên phải tưới trung bình ngày 2 lần sáng sớm và chiều tối. Nếu cây thiếu nước quả sẽ bị rụng.
Bạn nên cắt bỏ phần ngọn non của các cành Khế đang phát triển chừng 20cm. Cắt bỏ tất cả các cành trên cây càng tốt. Cách làm này khiến cành khế sẽ ra nhiều lộc ở kẽ lá và các chùm hoa nhỏ li ti cũng sẽ mọc ra để cho quả. Khi hoa đã ra ta tiếp tục thúc phân và tưới nước cho cây để nuôi quả. Nếu cây khế cao thì chỉ chọn bẻ những cành to thấp, những cành nhỏ hơn bỏ lại rồi lại bẻ cho đợt tiếp theo.
Để kích ra quả thì bạn cần bấm đọt và không tưới nước khoảng 2-3 ngày. Sau đó dùng phân Urê pha thật loãng tưới, khoảng 50 ngày sau cây sẽ ra hoa và cho quả lớn.
Để khế đậu nhiều quả thì cần đắp vào gốc khế hữu cơ mục tối thiểu 1 năm 2 lần và bón phân dơi 2 tháng 1 lần, thỉnh thoảng tưới thêm nước gạo vo 1 tuần 1 lần.
Tác giả: An Nhiên
-
Bây giờ là lúc cần chuẩn bị bước này để cây hoa giấy bung nở rực rỡ đúng dịp Tết nguyên đán 2025
-
Thầy phong thủy nhắc: Làm ăn chật vật khó khăn mãi không giàu thì xem lại bàn ăn có phạm lỗi này không
-
Vì sao ngăn đá tủ lạnh không bao giờ có đèn?
-
Trồng 1 cây này trong nhà để con cháu hưởng phúc, đón lộc, chiêu tài, may mắn
-
Tổ Tiên dạy chẳng sai: 'Đàn ông không cưới vợ có rãnh nước mắt, phụ nữ không lấy chồng có miệng mỏng'