Mẹ bầu sẽ mang thai vào tuần thứ mấy của thai kỳ?
Thông thường, ở tuần thứ 28 khoảng tháng thứ 7 của thai kỳ thai phụ sẽ có sữa non. Đặc điểm của sữa non là màu vàng đặc có vào những tháng cuối của thai kỳ, thường ở tháng thứ 7 trở lên và lưu thông qua tuyến vú của thai phụ trong khoảng 72h trước khi sinh và hai ngày đầu sau khi sinh em bé.
Mặc dù không có dấu hiệu tiết sữa non ở một số thai phụ nhưng tuyến sữa vẫn hoạt động tốt. Hiện tượng tiết sữa non ở thai phụ nhận biết được là ở “đầu ti” có gợn trắng trắng giống như mụn ngứa ngáy là bạn chuẩn bị tiết sữa non đó, nhưng phải sau một tuần hoặc vài tuần thì bạn mới tiết sữa thật sự.
Không phải khi sắp chuyển dạ bạn mới có sữa non, mà là một hiện tượng tự nhiên khi tuyến vú hoạt động mạnh mẽ để chuẩn bị cho bé yêu rời bụng mẹ. Đây cũng không phải là dự báo sảy thai.
Vậy nhưng, các bạn cũng không cần phải quá lo lắng bởi khi không tiết sữa non, chậm tiết sữa non hay ít không có nghĩa là bạn sẽ thiếu sữa cho bé bú khi bé sinh ra.
Là vì trong suốt thời gian bé bú, sữa mẹ được sản xuất dựa trên hoạt động tuyến sữa phù hợp với dinh dưỡng và sức khỏe của mẹ, nhu cầu bú của bé, nếu bạn cho bé bú sớm và thường thì sữa sẽ tiết ra nhiều hơn.
Một số lưu ý khi mẹ bầu ra sữa non?
+ Lựa chọn áo mực đúng cách: Các bạn nên chọn áo lót bằng chất liệu cotton, tránh mặc những chiếc áo chật chội so với kích thước của bầu ngực.
Những chiếc áo bó khít sẽ gây cảm giác nhức ngực, vướng víu và khiến bạn khó thở.
+ Nên chú ý vệ sinh bầu ngực: Các bạn nên vệ sinh bầu ngực bằng nước ấm và khăn bông mềm. Tuy nhiên, bạn nên tránh dùng xà phòng hoặc các loại mỹ phẩm khác vì chúng có thể khiến da ngực bị kích ứng, khiến bạn đau rát.
+ Không nên quá lo lắng vì sự tiết sữa nhiều hay ít và đừng quên sử dụng tấm lót trong áo: Lượng sữa non được tiết ra nhiều hay ít phụ thuộc vào từng cơ thể người mẹ. Một số thai phụ bị chảy sữa nhỏ giọt, không ảnh hưởng lắm đến sinh hoạt và vấn đề thẩm mỹ.
Một số thai phụ khác bị chảy sữa nhiều và liên tục tới mức ướt áo. Bạn nên thay áo lót, sử dụng tấm lót ở bên trong áo ngực và vệ sinh bầu ngực tùyvào tình trạng tiết sữa của bản thân.
+ Tuyệt đối không nên nặn sữa: Nhiều người mẹ có thói quen nặn ngực để sữa chảy ra nhanh hơn; tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo bạn không nên thực hiện điều này.
Thứ nhất, việc nặn không đúng cách có thể dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng hoặc viêm vú.
Thứ hai, hành động kích thích quá mức vào ngực có thể gây nên những cơn co tử cung, dễ chuyển dạ sớm.
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh
-
Đã qua rồi cái thời cơm trắng với thịt lợn rang nghệ, cơm cữ của chị em hiện đại khiến nhiều người phát thèm
-
Bụng bầu vượt mặt, cô vợ trẻ ấm ức vì chồng nhác việc nhà, mẹ chồng lại bênh chằm chặp
-
Nếu món xôi bạn thường ăn vào buổi sáng - điều gì sẽ đến với cơ thể?
-
Khi mang thai mà không ăn món này vào buổi tối chắc chắn bạn sẽ hối hận cả đời
-
Không muốn con bị dị tật bẩm sinh bạn nhất định phải tiêm những mũi tiêm quan trọng này trước khi mang thai