Nguyên nhân bị đau bụng mang thai tháng thứ 4
Phụ nữ khi mang thai thường gặp rất nhiều chiệu chứng, trong đó có đau bụng trên, dưới đây là nguyên nhân bà bầu đau bụng khi mang thai các mẹ cần biết.
bà bầu bị đau bụng là điều rất thường gặp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Nhưng đôi khi việc đau ở vùng bụng hoặc bị co thắt vùng bụng có thể là dấu hiệu của điều gì đó nghiêm trọng, đặc biệt nếu bạn đồng thời cảm thấy nhiều triệu chứng khác nữa. Vì vậy, khi thai phụ thấy đau bụng dữ dội thì tuyệt đối không được coi thường mà phải kịp thời đến viện khám và điều trị để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Đau bụng nghiêm trọng do nguyên nhân:
1. Bào thai bị bong sớm gây đau bụng dưới cho bà bầu
Đau ở vùng bụng, nếu bong thai ở mức độ nhẹ thì chỉ ra một ít máu, chỉ đau nhẹ; mức trung bình ra khoảng hơn 400ml một chút cũng không đau kịch liệt; bong thai ở mức độ nghiêm trọng ra rất nhiều máu, có cảm giác đau như dao cắt.
2. Mang thai tháng thứ 4 bị đau bụng lâm râm
Theo các bác sĩ trong tháng thứ 4, phụ nữ mang thai có cảm giác đau bụng dưới và mắc mót rặn là bất thường. Siêu âm đơn thuần không chẩn đoán được tình trạng bệnh lý này. Nếu gặp trường hợp này, sản phụ nên đi khám sản khoa, bác sĩ sẽ chẩn đoán xem có dọa sẩy thai hay không.
Ngoài ra, mang thai tháng thứ 4, một số mẹ bầu có cảm giác đau hông lưng và mỏi 2 chân có thể do thiếu canxi. Mẹ bầu cần khám thai định kỳ để được xét nghiệm đánh giá tình trạng sức khỏe mẹ và con, được tiêm ngừa uốn ván rốn, được tư vấn về dinh dưỡng cho mẹ trong thai kỳ… Siêu âm cần thiết trong quá trình khám thai, khảo sát tình trạng thai nhi cũng như các bất thường bánh nhau dây rốn, nước ối, nhưng siêu âm đơn thuần không thay thế được việc khám thai.
Các chị em mang thai tháng thứ 4 cần sắp xếp thời gian và công việc để khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ, nếu có bất kỳ triệu chứng gì khác thường cần khám thai ngay.
3.Thay đổi sinh lý của thai phụ
Thông thường, khi thai phụ mang thai đến tháng thứ 4, bụng đã bắt đầu nhô ra rõ rệt, đó là do tử cung đã to gần bằng đầu của một đứa trẻ. Dù là tử cung đã căng ra nhưng khi thai phụ ở trạng thái tĩnh, áp lực trong bụng vẫn hoàn toàn bình thường.
Thai phụ sẽ cảm thấy bầu vú to ra rõ rệt, quầng vú đen thẫm. Nguy cơ sẩy thai đã giảm, nhưng hiện tượng huyết trắng, cảm giác nặng bụng và tiểu nhiều vẫn còn. Vết nám do mang thai cũng bắt đầu rõ hơn, cần tránh để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào mặt. Phản ứng mang thai dần biến mất, khẩu vị cũng khá hơn.
Tình trạng cơ thể của phụ nữ mang thai tháng thứ 4
– Tử cung được cung cấp máu nhiều gấp 5 lần trước khi có thai để nuôi dưỡng bé.
– Thận của bạn phải lọc thêm 25% lượng máu. – Nhịp tim tăng, và thể tích tăng thêm 30 – 50% so với trước đây.
– Bạn có thể tăng thêm từ 2,5 – 4,5 kg.
Mang thai tháng thứ 4 bị đau bụng nên làm gì?
- Không mặc quần áo chật: Tháng thứ 4 mẹ bầu đang ở thời điểm đầu tam cá nguyệt thứ 2. Lúc này cân nặng của chị em đã có thể tăng thêm 2-4 kg, bụng bầu bắt đầu nhô lên. Bạn đã có dáng dấp của một bà bầu thực sự rồi vì thế nên chọn cho mình những bộ quần áo bầu rộng rãi, thoải mái, tránh bó sát bụng vì chúng có thể tạo áp lực khiến chị em bị đau bụng.
- Tập thể dục trong thai kỳ: Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, chị em không nên đứng hay ngồi cùng một tư thế quá lâu mà cần đi lại nhẹ nhàng. Đặc biệt khi mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa thì càng nên tập thể dục. Mẹ bầu có thể lựa chọn vài môn thể thảo nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ…
- Tư thế trong sinh hoạt hàng ngày: Các chuyên gia sản khoa khuyên rằng, phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng về bên trái để tránh chèn ép vùng bụng. Đồng thời không nên với tay lên cao, cúi ngập người… khi bụng bầu đã to.
Tác giả: Văn Thu Hiền