Mẹ bầu khóc nhiều thai nhi sẽ phải chịu 4 tác hại nghiêm trọng dưới đây

( PHUNUTODAY ) - Trong thai kỳ những bà bầu có xu hướng dễ khóc, suy nghĩ nhiều, buồn rầu thì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Tâm trạng của mẹ khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến bé khi còn trong bụng mà ngay cả khi ra đời, bé cũng gặp phải nhiều vấn đề. Trong thai kỳ mẹ khóc nhiều ảnh hưởng đến tính cách và tâm lí của trẻ sau này. Mẹ bầu khóc lóc, con có thể chậm phát triển. Các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh được sự liên hệ giữa mẹ và bé trong thời gian thai kỳ có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách của trẻ.

Mẹ khóc, con có thể bị dị tật

Theo quan sát lâm sàng, trong tháng thứ 2 của thai kỳ, vòm miệng và hàm trên của thai sẽ bắt đầu được hình thành. Trong giai đoạn này, việc mẹ khóc, lo lắng quá mức hay gia tăng cảm xúc đột ngột có thể gây ra biến chứng sứt môi, hở hàm ếch ở trẻ.

Dễ dẫn đến sinh non

Khoa học đã chứng minh trong thời kỳ mang bầu, mẹ gặp phải cú sốc tâm lý, đau khổ, khóc nhiều dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu, sinh non và bong nhau non. Ngoài ra, chứng trầm cảm khi mang bầu tiềm ẩn nhiều nguy cơ rất đáng sợ. Nhiều phụ nữ do tinh thần căng thẳng, cơ thể thay đổi khiến tâm lý bất ổn nên đã “nghĩ quẩn” và đi đến quyết định phá thai.

Thai yếu và nhẹ cân hơn

Trong những tháng cuối mà mẹ thường xuyên khóc hay tâm trạng bất ổn, trầm cảm, sợ hãi,… máu sẽ lưu thông kém, không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng đến thai. Nghiên cứu cho thấy trong trường hợp này, các bé sinh ra thường nhẹ hơn 0,5-1kg so với tiêu chuẩn. Ngoài ra, bé cũng có thể bị kém thông minh, chậm phát triển.

Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính cách của bé sau khi sinh

Tâm trạng của mẹ khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến bé khi còn trong bụng mà ngay cả khi ra đời, bé cũng gặp phải nhiều vấn đề. Trước tiên, bé có thể hay quấy khóc, ngủ kém, rối loạn tiêu hóa và khó thích ứng với sự thay đổi môi trường. Về tính cách, bé sẽ hình thành tính nhút nhát, khép kín, không thích giao tiếp với mọi người.

Vì những lý do trên nên mẹ bầu hãy cố gắng kiểm soát cảm xúc ổn định trong suốt thai kỳ. Mẹ không nên suy nghĩ, lo lắng quá nhiều. Để tránh căng thẳng, mẹ bầu có thể tìm những thú vui, sở thích để dời đi sự chú ý của bản thân. Ngoài ra, các bài tập thể dục nhẹ nhàng, điều độ cũng có thể giúp mẹ thư giãn, thoải mái hơn.

Tác giả: Ho Thi Nhuy