Mẹ bầu bị hen suyễn
Hen là bệnh lý hay gặp nhất ảnh hưởng đến thai phụ. Nhiều thai phụ cho rằng thai nghén sẽ ảnh hưởng đến bệnh hen mà họ đang mắc phải và việc chữa trị bệnh hen sẽ gây hại cho thai nhi. Tuy vậy, việc chữa trị bệnh hen tốt sẽ làm cho người mẹ ổn định bệnh, thai kỳ bình thường và trẻ được sinh ra khỏe mạnh.
Mức độ hen suyễn ở từng giai đoạn khác nhau
Mức độ này khác nhau ở mỗi thai phụ. Trong suốt thời kỳ thai nghén, bệnh hen sẽ diễn tiến nặng hơn ở 1/3 số thai phụ, bệnh cải thiện ở 1/3 số thai phụ khác và ổn định ở số còn lại.
+ Ở thai phụ mà tình trạng bệnh hen tiến triển nặng hơn, các triệu chứng hen gia tăng giữa tuần 29 đến 36 của thai kỳ.
+ Bệnh hen giảm nhẹ vào tháng cuối của thai kỳ.
+ Lúc thai phụ sinh em bé sẽ không làm bệnh hen nặng thêm. Ở thai phụ mà bệnh hen cải thiện, tình trạng này sẽ tiến triển tốt dần trong suốt thai kỳ. Mức độ nặng của các triệu chứng bệnh hen trong suốt thai kỳ đầu tiên thường giống với các thai kỳ sau.
Các yếu tố làm gia tăng hoặc giảm các cơn hen trong thai kỳ hoàn toàn không rõ ràng. Việc xảy ra các cơn hen là không thường xuyên trong suốt thai kỳ, chủ yếu từ tuần thứ 17 đến 24.
Trước khi quyết định có thai, phụ nữ bị bệnh hen phải được thăm khám kỹ càng, thầy thuốc sẽ cho thuốc dùng trong thời kỳ mang thai. Nếu thai phụ ngừng uống thuốc sẽ gây hại cho mình và thai nhi.
Mẹ bầu khi mang thai bị hen suyễn có những ảnh hưởng gì?
So với phụ nữ không bị hen, phụ nữ bị hen có khả năng bị một hoặc các biến chứng sau khi có thai như: Cao huyết áp, sản giật, sinh non, sinh mổ, thai nhỏ so với tuổi thai.
Tuy nhiên, đa số phụ nữ bị hen và thai nhi không bị bất kỳ biến chứng nào trong thời kỳ thai nghén nhờ kiểm soát tốt bệnh hen.
Chẩn đoán hen phế quản ở thai phụ
Chẩn đoán HPQ ở thai phụ dựa vào tiền sử bệnh nhân có HPQ, các triệu chứng của cơn hen xuất hiện trong giai đoạn có thai như khó thở ở các mức độ khác nhau; nghe phổi có tiếng ran rít, ran ngáy chứng tỏ có tắc nghẽn đường hô hấp do co thắt, phù nề và tăng tiết.
Khi xét nghiệm khí máu thấy có giảm nồng độ CO2 ở giai đoạn đầu và tăng CO2 ở giai đoạn tắc nghẽn nhiều. Nồng độ O2 cũng giảm nặng. Test xác định có sự giảm thông số FEV1 (Forced expiratory volume – thể tích thở ra tối đa giây) và tỷ số FEV1/ FVC (forced vital capacity – thể tích thở ra gắng sức) hoặc có sự cải thiện FEV1 sau khi khí dung albuterol từ 12% trở lên sẽ xác định chẩn đoán.
Cũng cần phân biệt HPQ với một số bệnh hoặc tình trạng hay gặp ở thời kỳ có thai như khó thở ở thai phụ, khó thở, ho do trào ngược; viêm phế quản; viêm thanh quản; phù phổi cấp; suy tim chu sản; tắc mạch phổi huyết khối…
Những lời khuyên dành cho mẹ bầu bị hen suyễn
+ Mẹ bầu cần tiếp tục thực hiện đúng phác đồ điều trị đối với bệnh hen suyễn từ trước khi mang thai để tránh tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn và không thể kiếm soát.
Nếu bệnh trở nặng thêm, các mẹ có thể tham khảo hướng điều trị mới từ bác sĩ để không ảnh hưởng đến thai nhi.
+ Mẹ bầu bị suyễn nên sử dụng các loại thuộc điều trị bệnh ở dạng phụt, xịt để hạn chế được sự ảnh hưởng tới thai nhi (cần tham khảo ý kiến của bác sĩ).
+ Sử dụng ống hít để cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu đã sử dụng ống hít từ trước, khi mắc thêm một số bệnh có thể làm bệnh hen suyễn nặng thêm như cảm cúm thì mẹ bầu nên tăng liều lượng ống hít.
+ Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của bản thân cũng như tình trạng phát triển của thai nhi, tim thai, sự vận động và dịch ối.
+ Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị suyễn vô cùng quan trọng. Mẹ nên ăn đồ ấm, hạn chế tối đa đồ để lâu trong tủ lạnh.
+ Tránh các yếu tố kích thích cơn hen như khói bụi, lông động vật, các loại mùi hương mạnh như phấn hoa, nước hoa, thuốc xịt côn trùng, khói thuốc lá…
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh
-
Sốt xuất huyết Dengue là gì? Mang thai mắc sốt xuất huyết có gây dị tật thai nhi?
-
Bà bầu bị sốt xuất huyết có ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi?
-
Hà Nội: Nhiều bà bầu nhập viện vì “dính” SỐT XUẤT HUYẾT
-
Mang bầu mà bố mẹ thường xuyên làm việc này con đối mặt với dị tật
-
Mách các mẹ cách làm sinh tố cà chua bi bổ dưỡng cho trẻ