Những biểu hiện thường gặp của bệnh viêm xoang
+ Triệu chứng đau đầu:
Người bệnh có cảm giác nhức đầu, nặng đầu, nhiều hơn về sáng, nhất là mỗi khi thay đổi thời tiết hay khi bị cảm lạnh. Vị trí đau đầu tùy thuộc vào xoang nào bị viêm, có thể ở trước trán, lan lên phía đỉnh đầu, xuống phía hàm trên hay ra sau ở vùng chẩm.
+ Triệu chứng ngạt mũi:
Thưởng ở cả hai bên, khiến người bệnh không thở được, phải thở bằng miệng. Triệu chứng này hay đi kèm với giảm khả năng ngửi.
+ Triệu chứng chảy nước mũi:
Dịch mũi có thể chảy xuống mũi hay phía sau họng, thường đặc, màu vàng hoặc xanh, có thể có mùi hôi.
+ Sốt:
Có thể sốt nhẹ hay sốt cao. Khi có dấu hiệu này đi kèm các triệu chứng trên, tốt hơn hết là bạn nên tới gặp bác sỹ ngay.
Làm thế nào để điều trị viêm xoang cho mẹ bầu?
Thông thường việc viêm xoang thường có 2 phương pháp điều trị:
Phương pháp 1: Điều trị toàn thân (thường là thuốc uống):
+ Thuốc kháng sinh: Cần được lựa chọn cẩn thận để tránh hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn cũng như tránh ảnh hưởng tới em bé.
+ Thuốc chống viêm, giảm phù nề giúp giải phóng lỗ thông mũi xoang.
Phương pháp 2: Điều trị tại chỗ: Là phương pháp điều trị hữu hiệu và tương đối an toàn với phụ nữ có thai.
+ Kháng sinh: dùng nhỏ mũi.
+ Thuốc co mạch dạng xịt, nhỏ mũi. Thuốc nên chỉ sử dụng trong 7 – 10 ngày và cần sự theo dõi, chỉ định của bác sỹ.
+ Thuốc chống viêm dạng xịt hoặc nhỏ mũi: thuốc dùng đường này ít gây tác dụng phụ hơn so với dùng đường uống nên được dùng nhiều hơn, song vẫn cần sự theo dõi sát của bác sỹ.
Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng cần phải chú ý rằng, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, mẹ bầu cần có chỉ định của bác sỹ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào và cần được theo dõi chặt chẽ, tránh tự ý dùng thuốc.
Một số lưu ý khi khi chăm sóc cho mẹ bầu bị viêm xoang
+ Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát để tránh mũi bị dị ứng và tránh xa các tác nhân gây kích thích như: bụi bặm, phấn hoa, lông thú, hóa chất,…
+ Uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước rau củ chứa nhiều vitamin C, tránh rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
+ Thường xuyên kê gối đầu cao hơn khi ngủ để tránh chứng ợ nóng và cũng dễ dàng thở hơn khi ngủ.
+ Thai phụ cũng có thể áp dụng cách xông mũi đơn giản bằng cách dùng một chiếc khăn nhúng qua nước nóng, đợi bớt nóng, đắp lên mặt và hít thở. Chỉ một lát mũi sẽ cảm thấy ấm và dễ chịu hơn.
+ Tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp giảm nghẹt mũi và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
+ Thêm vào đó, các bạn cũng có thể dùng 1 tép tỏi giã nát đắp vào huyệt Dũng tuyền (co bàn chân và các ngón chân lại, chỗ hõm xuất hiện ngay ở 1/3 trước gan bàn chân chính là vị trí của huyệt), mỗi tối 1 lần.
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh
-
Sốt xuất huyết Dengue là gì? Mang thai mắc sốt xuất huyết có gây dị tật thai nhi?
-
Bà bầu bị sốt xuất huyết có ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi?
-
Hà Nội: Nhiều bà bầu nhập viện vì “dính” SỐT XUẤT HUYẾT
-
Mang bầu mà bố mẹ thường xuyên làm việc này con đối mặt với dị tật
-
Mách các mẹ cách làm sinh tố cà chua bi bổ dưỡng cho trẻ