Trong ẩm thực hàng ngày của người Việt, các món ăn như cá khô, tôm khô… rất được ưu chuộng, tuy nhiên, để có thể để lâu được những thực phẩm này, thường phải sơ chế mặn, độ muối cao. Hướng dẫn nấu ăn ngon hàng ngày có một số mẹo vặt làm giảm độ mặn cá khô.
Ngâm đồ khô trong nước vo gạo
Sau khi vo gạo nấu cơm xong, bạn hãy giữ lại nước vo gạo đó để ngâm đồ khô. Nước vo gạo sẽ có tác dụng giúp làm giảm lượng mặn đáng kể. Bạn hãy ngâm chúng khoảng 30 phút rồi vớt ra để khô.
Ngâm đồ khô trong nước chanh loãng
Nước chanh được pha theo tỷ lệ 1 chén nước + 1/3 nước cốt canh sẽ giúp làm giảm lượng mặn trong đồ khô. Ngâm trong 30 phút rồi vớt ra để ráo.
Nếu nước chanh làm ảnh hưởng đến vị của món ăn bạn chế biến sau đó, bạn có thể pha nước chanh loãng hơn.
Nước muối loãng
Cách giảm mặn đơn giản nhất là bạn lấy một ít nước ấm pha chút muối thật loãng rồi ngâm cá, cá sẽ bớt mặn. Phương pháp này nghe ra thì có vẻ bất hợp lý vì cá đã mặn lại còn ngâm thêm vào nước muối nhưng thực ra thì rất khoa học.
Theo nguyên tắc trung hòa thì muối ở nơi nồng độ cao sẽ di chuyển về nơi có nồng độ thấp để trung hòa dung dịch, như thế muối trong cá khô sẽ di chuyển về nơi có nồng độ thấp nên muối sẽ hòa tan dần vào nước làm cho cá bớt mặn.
Nấu sơ trong nước sôi
Ngâm cá khô trong nước nóng khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại, nếm thử phần thịt cá bên trong, nếu vẫn còn mặn thì thả cá vào nồi nước nóng ngập mặt rồi bắc lên bếp đun sôi chừng 15 phút, vớt ra để ráo, cá sẽ giảm mặn rất nhiều.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Chỉ tuyệt chiêu để làm thịt gà rang muối chuẩn nhất thơm ngon hấp dẫn hơn ngoài hàng
-
Chỉ bí kíp để nấu cháo nhanh nhừ và ngon nhất lại không bị trào ra ngoài
-
Thói quen 'ch.ết người' khi chế biến thịt gà quá nhiều người mắc cần tránh ngay kẻo rước họa vào thân
-
Cuối tuần làm món thịt nướng ướp theo đúng kiểu này ăn bao nhiêu cho đủ, hơn cả ngoài hàng
-
Chế biến thịt lợn kiểu này không khác nào cho cả nhà ăn thuốc độc