Cách 1:
Măng tươi nên để cả vỏ rồi xếp gọn vào trong nồi. Cho thêm vài trái ớt đã bỏ hạt, cho nước gạo vào ngập gần hết măng. Đun lửa vừa, khi thử thấy măng mềm thì tắt lửa. Chờ măng nguội, vớt ra lột vỏ, rồi xả lại vài lần bằng nước sạch. Măng sẽ không còn vị đắng, bạn có thể đem chế biến món ăn.
Cách 2:
Măng tươi mới hái về, phải bóc bỏ vỏ, luộc nhiều lần qua nước sôi rồi xả lại bằng nước sạch. Đến khi nào măng mềm nghĩa là chất đắng cũng đi hết, lúc đó mới đem chế biến món ăn.
Cách 3:
Măng hái về bóc vỏ, cắt thành từng lát nhỏ, bỏ thêm nắm lá bồ ngót rồi cho vào nồi luộc qua một lần. Khi măng đã chín, nhấc xuống chắt hết nước nóng đi, rồi đổ nước lạnh vào, vớt bỏ lá bồ ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa là có thể đem chế biến món ăn.
Cách 4:
Măng tươi hái về bóc vỏ, bỏ vào nồi nước luộc. Luộc đi luộc lại khoảng 2-3 lần. Sau đó mang ra ngâm nước gạo trong vòng 2 ngày là ăn được (thay nước gạo thường xuyên trong ngày 2 lần/ngày).
Cách 5:
Bóc hết bẹ lá (vỏ măng), rửa sạch đất cát rồi tùy theo từng loại măng độc nhiều hay ít, măng thường hay măng đắng mà có cách xử lý khác nhau. Có thể cắt thành lát mỏng hoặc xé nhỏ thành sợi đem ngâm vào nước sạch qua đêm cho bớt độc rồi rửa lại trước khi chế biến thành các món ăn.
Tác giả: Minh Ngọc
-
Cẩn thận với 7 loài hoa đẹp nhưng cực kì độc có thể gây hại cho bạn và gia đình
-
Dùng chai nhựa này để đựng nước không khác gì uống nước từ bồn cầu
-
Cận cảnh vườn rau xanh mướt trong biệt thự hoành tráng của bố mẹ Hồ Ngọc Hà
-
Những mẹo nhà bếp các chị em truyền tay nhau không ngớt, ai biết cũng bất ngờ
-
Bố trí tủ lạnh hợp phong thủy để hút tài vận, may mắn vào nhà