Trong các thiết bị gia dụng thường dùng thì tủ lạnh có lẽ thiết bị cần duy trì nguồn điện lâu dài nhất. Hầu hết các gia đình dùng tủ lạnh 24/7 và hơn 300 ngày mỗi năm, chỉ rút nguồn điện khi dọn dẹp và khi đi vắng nhiều ngày.
Thế nên tủ lạnh hoạt động cả ngày đêm nên nếu không tiết kiệm sẽ rất lãng phí điện năng. Áp dụng ngay các mẹo sau:
Đặt tủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp
Hầu hết tủ lạnh đều được thiết lập các mức nhiệt khác nhau cho từng ngăn nhưng nhiều người lại không bao giờ chỉnh, thậm chí còn không biết rằng nút chỉnh đó tồn tại làm gì. Nhiệt độ được cho là phù hợp ở ngăn mát là từ 0-5 độ, với ngăn đá là -18 độ (tương ứng với mức 3 và 4 trong 5 mức). Tuy nhiên, bạn nên điều chỉnh khi thời tiết thay đổi và khi lượng thực phẩm bớt đi để tiết kiệm nhất.
Lưu ý lượng thực phẩm trong tủ lạnh
Không phải cứ càng ít đồ thì càng tiết kiệm. Việc để quá nhiều đồ trong tủ lạnh sẽ chặn khu vực làm mát nên tủ lạnh phải chạy quá công sức, trong khi để tủ quá ít đồ thì tủ chạy cả ngày đêm thì quá lãng phí. Vì vậy, hãy luôn làm đầy tủ lạnh ở mức vừa đủ tầm 70-80% diện tích để luồng khí mát được lưu thông đến nơi cần làm mát, vừa tiết kiệm điện tối đa, vừa có tác dụng tốt nhất trong việc bảo quản đồ ăn.
Tính toán lấy đồ để hạn chế đóng, mở cánh cửa tủ
Thay vì nhớ ra cần thứ gì thì lại mở tủ lấy để nấu bạn hãy xem trong cùng một bữa thì cần những gì trong tủ để mở tủ ít lần và mở ít thời gian nhất. Mỗi lần đóng mở tủ phải khởi động lại nên tốn điện hơn. Hơn nữa đóng mở liên tục còn ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm bảo quản bên trong. Nhiệt độ trong tủ với bên ngoài có sự chênh lệch nhau lớn, khi mở ra sẽ làm nhiệt độ trong tủ tăng cao, bộ phần làm lạnh lại phải hoạt động với công suất lớn để điều chỉnh, gây tốn điện.
Giữ tủ lạnh sạch sẽ
Làm sạch tủ lạnh ít nhất hai lần một năm bằng cách tháo đáy tủ ở dưới cùng rồi xử lý bụi và lau chùi sạch sẽ giúp cho tiết kiệm điện hơn. Các vật dụng nhỏ hay lông, tóc sẽ làm tắc nghẽn các vị trí thông khí hoặc cuộn dây thiết bị, khiến tủ lạnh phải hoạt động với công suất cao hơn để giữ thực phẩm luôn tươi.
Không cho đồ nóng vào tủ
Thực phẩm còn nóng sẽ khiến cho nhiệt độ của tủ tăng lên và dĩ nhiên tủ lạnh sẽ lại phải gia tăng hoạt động để làm mát trở lại. Hãy để đồ ăn nguội hẳn mới cho vào bảo quản để tiết kiệm năng lượng tối đa.
Đặt tủ ở vị trí thoáng mát
Tủ lạnh là thiết bị làm lạnh nhưng cần tỏa nhiệt ra các cạnh tủ. Nên nếu đặt tủ lạnh cạnh thiết bị phát nhiệt khác như gần bếp nấu, gần lò vi sóng, lò nướng... sẽ khiến chúng khó thoát nhiệt nên nhanh hỏng và càng tiêu tốn điện hơn. Môi trường xung quanh tủ mát sẽ giúp tiết kiệm điện hơn nhiều.
Chú ý dụng cụ đựng thực phẩm
Khi cho thực phẩm vào bảo quản trong tủ bạn nên chú ý dụng cụ đựng. Nếu đựng trong hộp inox thì thực phẩm nhanh được làm lạnh hơn, vừa ngon vữa đỡ tốn điện. Nhưng nếu đựng trong hộp nhựa dày hay hộp sứ nặng sẽ tốn điện làm mát hơn.
Tác giả: An Nhiên
-
Trồng chậu hoa cây cảnh trong nhà nhớ tránh các lỗi này kẻo phạm phong thủy, nhiều nhà đang mắc
-
Luộc tôm bằng nước nóng hay nước lạnh: Nhiều người làm sai tôm vừa nhạt, bở lại tanh
-
Loài hoa chỉ nhìn màu hồng thôi đã mê mẩn, biểu tượng cho sự may mắn, hạnh phúc và phú quý đầy nhà
-
Có nên trồng cây đa trong sân nhà hay không? Cẩn thận dễ gặp họa, phá tan nhà cửa
-
Trộn bột giặt với bia: Mẹo vặt mang đến lợi ích tuyệt vời, cả nhà ai cũng cần tới