Với bệnh gan mãn tính, tổn hại cho các tế bào gan có thể bao gồm việc thay đổi các gen trong tế bào, biến chúng thành ác tính. Ung thư gan là loại ung thư đứng thứ 5 thế giới về số ca mắc bệnh. Có rất ít người ung thư gan sống qua một năm.
Ung thư gan có thể bắt đầu trong gan hoặc ở nơi khác và lây lan đến gan. Ung thư gan nguyên phát là loại có nguồn gốc từ các tế bào gan. Ung thư gan thứ phát bắt nguồn từ cơ quan khác và lây lan đến cơ quan này.
Qua đời vì ung thư gan khi mới 22 tuổi
Xu Jing (tên nhân vật đã được thay đổi), 22 tuổi đến từ Trung Quốc là một cô gái thông minh, thân thiện và dễ thương. Theo kế hoạch, năm tới đây, Xu Jing sẽ tốt nghiệp đại học và bắt đầu một cuộc hành trình mới. Thế nhưng, cuộc đời không ai học được chữ “ngờ”. Trong lúc tương lai đang tươi sáng với biết bao dự định, hoài bão, cô gái trẻ ấy phải gác lại tất cả vì căn bệnh ung thư gan quái ác.
Được biết, vào khoảng năm 2 Đại học, Xu Jing bắt đầu cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu mệt mỏi, cân nặng ngày càng giảm. Tuy nhiên, cô hầu như không quan tâm đến điều đó mà chỉ đơn giản nghĩ rằng cơ thể suy nhược, thiếu máu hoặc thiếu chất gì đó. Bên cạnh đó, việc sống xa nhà rồi bận rộn với lịch học cũng là nguyên nhân khiến Xu Jing không có thời gian đi bệnh viện kiểm tra.
Khoảng 2 tháng trước, Xu Jing bắt đầu cảm thấy buồn nôn, sau đó ói mửa, liên tục cảm thấy đau ở vùng gan và người vô cùng gầy. Lúc bấy giờ, bạn bè nhận thấy có điều đó không ổn nên đã khuyên Xu Jing đi bệnh viện. Cuối cùng, kết quả khám bệnh cho thấy Xu Jing bị ung thư gan giai đoạn cuối, việc chữa trị rất khó khăn và dường như cơ hội sống là rất ít.
Mặc dù các bác sĩ đã cố gắng tiến hành các phương pháp điều trị, kể cả hóa trị liệu, nhưng cuối cùng, họ vẫn phải nói lời tạm biệt với Xu Jing. Cô ấy qua đời khi chỉ mới 22 tuổi, độ tuổi đẹp nhất của mỗi ngày.
3 thói quen nguy hiểm có thể dẫn tới bệnh ung thư
Sau cái chết của Xu Jing, nhiều người bắt đầu lo ngại và tự đặt câu hỏi tại sao một cô gái trẻ như vậy lại có thể rơi vào tình trạng mắc ung thư gan giai đoạn cuối?
Có một thực tế hiện nay là số lượng người trẻ mắc bệnh ung thư ngày một gia tăng và khi được phát hiện thì đã quá muộn. Trước vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân trẻ hóa bệnh cũng bắt nguồn từ lối sống.
Hiện nay, lối sống của người trẻ đã có nhiều thay đổi so với trước đây, nhiều thói quen xấu cũng được hình thành hơn, điều đó đồng nghĩa với việc danh giới của người trẻ với bệnh tật lại càng được rút ngắn lại.
Thói quen nhiều người mắc
1. Uống bia rượu
Hiện nay thói quen uống rượu bia không chỉ có ở những người trung tuổi mà nó xuất hiện ở đại đa số tầng lớp thanh thiếu niên, những người trẻ tầm 20, 30 tuổi. Họ coi việc uống rượu là một thú vui mà không hề quan tâm đến những tác hại của nó.
Hiện nay thói quen uống rượu bia không chỉ có ở những người trung tuổi mà nó xuất hiện ở đại đa số tầng lớp thanh thiếu niên, những người trẻ tầm 20, 30 tuổi (Ảnh minh họa)
Uống rượu là một điều khó tránh trong cuộc sống nhưng nếu uống quá nhiều thì gan sẽ phải làm việc quá sức, gây nóng gan, tổn hại chức năng, nhiễm độc và dẫn đến bệnh tật nghiêm trọng. Không những vậy, nếu uống rượu với dạ dày rỗng, dạ dày sẽ bị tổn thương, gây nôn ra máu.
Các chuyên gia cho rằng nếu mỗi ngày uống quá 2 chén rượu (25ml) thì nguy cơ gan bị tổn thương là rất cao.
2. Ăn quá nhiều, rối loạn ăn uống
Ăn nhiều một cách vô độ cũng một trong những thói quen xấu hiện nay của nhiều bạn trẻ. Bên cạnh đó, thay vì ăn uống khoa học ngày 3 bữa, họ lại chỉ ăn trưa, ăn tối rồi bỏ bữa sáng hoặc thậm chí chỉ ăn 1 bữa/ngày. Vì số lượng bữa ăn trong ngày bị rút đi nên khi đến lúc ăn, họ sẽ ăn cật lực và nghĩ rằng đó là bữa ăn bù.
Những thói quen như vậy sẽ khiến dạ dày, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Lâu dần, cơ thể tích tụ nhiều chất độc hại gây ra các bệnh nguy hiểm. Thói quen này không chỉ hại dạ dày, mà còn làm tăng gánh nặng cho gan.
3. Thường xuyên "ngủ ngày cày đêm"
“Ngủ ngày cày đêm” là thói quen không hề xa lạ với đại đa số bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên. Có nhiều người thức để làm việc, để học tập, nhưng cũng có nhiều người thức để chơi.
Theo các chuyên gia, việc thức đêm triền miên, không chỉ có nguy cơ mắc các bệnh về não, thần kinh, rối loạn giấc ngủ, mà còn làm tổn thương đến gan. Những người mắc viêm gan do virus thì khả năng gan bị tấn công sẽ rất cao.
Cách ngừa ung thư gan
- Rượu là kẻ thù: Phải tránh rượu bằng mọi giá. Đồ uống có cồn sẽ khiến bạn mắc bệnh gan, xơ gan và tiếp đến là ung thư gan.
- Tập luyện: Bên cạnh việc ngăn ngừa tăng cân, nghiên cứu cho thấy rằng hoạt động thể chất giúp giữ mức hormone cân bằng. Điều này rất quan trọng bởi vì nồng độ hormone cao làm tăng nguy cơ ung thư. Hầu hết các chuyên gia cho rằng, cần tích cực hoạt động thể chất ít nhất 30 phút/ngày.
- Từ bỏ thịt chế biến: Khi thịt được bảo quản bằng cách hun khói, phơi hay muối, hoặc bổ sung các chất bảo quản, chất gây ung thư sẽ dẫn tới tổn thương tế bào trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan rõ ràng giữa tiêu thụ thịt chế biến và nguy cơ ung thư.
- Tiêm chủng: Bạn cần tiêm chủng lập tức để chống lại viêm gan B. Bệnh này làm tăng nguy cơ phát triển xơ gan và ung thư gan nguyên phát.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Dấu hiệu ở răng cảnh báo bạn đã mắc ung thư hãy khám ngay kẻo cứu không kịp
-
Uống 1 cốc nước này buổi sáng mọi độc tố trong cơ thể được thải, giúp cả đời không mắc ung thư
-
Khi thấy biểu hiện này bạn cần đi khám ung thư ngay lập tức trước khi giai đoạn cuối
-
Thực phẩm tàn phá cơ thể hơn cả hút thuốc lá, bị ung thư nhưng nhiều người ưa chuộng
-
Kiểu ăn phổ biến khiến bệnh ung thư tăng vọt hơn 80% người Việt mắc