Ăn ít rau xanh
Trong một nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng chỉ rõ, người Việt ăn rất ít rau với mức 170-200g/ngày nhưng ăn nhiều thịt với lượng trên 80g/ngày, gấp 3-4 lần so với những năm trước. Trong khi lượng cá chỉ đạt 60g/ngày, bằng 1/5 khuyến cáo của WHO.
Trao đổi thêm bên lề hội nghị, TS Cao Thị Thu Hương, Trưởng khoa Dinh dưỡng và bệnh không lây nhiễm, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng nguyên nhân khẩu phần ăn của người Việt thay đổi theo hướng không tốt do tác động của kinh tế thị trường.
"Rau quả không cung cấp nhiều năng lượng nhưng cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt các chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể", TS Hương nhấn mạnh.
Theo bà Hương, đối với bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường luôn phải giảm tinh bột, việc bổ sung rau xanh sẽ giúp dạ dày không có cảm giác đói. Còn với những người mắc tim mạch, rau quả đóng vai trò quan trọng, vừa tránh táo bón vừa hòa tan cholesterol, giảm lắng đọng cholesterol trong thành mạch.
Bà Hương khuyên những bệnh nhân tăng huyết áp, tiểu đường nên ăn rau lót dạ trước rồi mới ăn cơm hoặc thịt, vừa giúp giảm tinh bột vừa giúp quá trình chuyển hóa được tốt hơn.
Ngoài ăn ít rau, nhiều thịt, người Việt cũng đang nằm trong nhóm nước ăn mặn với 9,4 g muối/ngày, cao gần gấp đôi so với khuyến cáo của WHO. Ăn nhiều muối là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, đột quỵ, ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và một số bệnh tim mạch khác.
Ăn uống thực phẩm biến đổi chất
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe, cách ăn như thế này có thể khiến bạn ung thư nhanh hơn và hậu quả giống như sự tự sát.
Chất Aflatoxin đã được công nhận là chất gây ung thư mạnh nhất. Nguy hiểm ở chỗ, chất này lại xuất hiện phổ biến trong ngũ cốc, ngô, lạc bị mốc hoặc đã biến màu. Trong môi trường ấm áp hoặc ẩm ướt, vi khuẩn và nấm mốc lại dễ dàng phát triển tái tạo.
Nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy, vi khuẩn, nấm mốc này là nguyên nhân sinh ra hàng loạt các khối u. Đây cũng là yếu tố chính, là nguyên nhân quan trọng tạo nên tỷ lệ mắc bệnh ung thư tăng nhanh với tốc độ chóng mặt ở một số vùng của châu Á và châu Phi.
Ăn quá nhiều các sản phẩm đậu nành
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, uống quá nhiều protein đậu nành sẽ làm giảm sự hấp thu sắt của cơ thể, có thể dẫn đến thiếu máu thiếu sắt. Trong thời gian dài, nó có thể khiến bạn chóng mặt , mệt mỏi và các triệu chứng khác của bệnh thiếu máu. Ngoài ra, các sản phẩm đậu nành rất giàu methionine. Nếu bạn tiêu thụ nhiều sản phẩm từ đậu nành, các methionine dưới tác động của các enzyme, sẽ thay đổi thành homocysteine. Nó sẽ làm hỏng các tế bào thành động mạch, dẫn đến xơ cứng động mạc.
Dùng dầu thực vật lâu dài
Từ trước đến nay, dầu thực vật luôn được quảng cáo với nhiều ưu việt như: giảm cholesterol, phòng xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, ăn nhiều dầu thực vật có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, tuyến tiền liệt, đại tràng. Khi sử dụng dầu thực vật để đun nóng, chiên rán thì dầu có nguy cơ bị chuyển hóa thành các sản phẩm độc hại cho sức khỏe. Cụ thể, khi bị ra nhiệt quá cao (đun nấu ở nhiệt độ cao), các chất axit béo trong dầu thực vật sẽ bị rối loạn cấu trúc tế bào, có thể gây đột biến gen. Mặt khác, chúng có thể tạo ra các amin sinh vật dẫn đến nguy cơ gây ung thư, đặc biệt là ung thư trực tràng, ung thư gan, phổi, vú. Ngoài ra chúng còn có nguy cơ làm giảm miễn dịch của cơ thể do làm dư thừa lipid...