Dưỡng sinh chân trần là một loại phương pháp rất đặc biệt, bởi vì lòng bàn chân có rất nhiều huyệt vị, đi lại bằng chân trần có thể kích thích huyệt vị lòng bàn chân, do đó dẫn đến hiệu quả dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe. Đi bằng chân trần giúp tăng cường khả năng chống lạnh, khiến cơ thể ít sinh bệnh, còn có thể kích thích đầy đủ lòng bàn chân, do đó tăng cường khả năng của não bộ. Kích thích huyệt vị bàn chân thời gian dài sẽ làm tăng tuần hoàn máu, trị liệu bệnh ở chân cũng rất tốt.
Đi bằng chân trần giúp tăng cường khả năng chống lạnh, khiến cơ thể ít sinh bệnh, còn có thể kích thích đầy đủ lòng bàn chân, do đó tăng cường khả năng của não bộ.
1. Vừa xem tivi vừa giẫm lên đậu nành, có thể giảm béo, bài độc
Phương pháp này rất đơn giản và dễ thực hiện, phù hợp với những người lần đầu tiên làm quen với việc massage chân. Ngồi ở phía trước ghế sô-pha rải một ít hạt đậu, sau đó mỗi ngày xem tivi thì đồng thời dùng chân trần giẫm lên khoảng 15 phút là được.
Bởi vì đậu nành có kích thước vừa nhỏ thích hợp, kích thích vừa phải lên huyệt vị lòng bàn chân, giúp tăng cường chuyển hóa, nên đạt được tác dụng bài độc đốt mỡ. Nhưng phải chú ý, khi bụng quá đói hay quá no đều không thể sử dụng phương pháp này. Làm xong uống nước ngay lập tức, tác dụng giải độc sẽ tốt hơn.
2. Chân trần lăn quả bóng tennis, giảm đau lưng
Chân và lưng có vẻ như chẳng có mấy liên quan đến nhau, nhưng mà phần cơ dưới lòng bàn chân và các khớp thắt lưng thì lại có mối tương quan mật thiết. Nếu quanh năm thường cảm thấy phần lưng đau nhức, có thể thử đem quả bóng tennis đặt ở dưới lòng bàn chân, chầm chậm lăn quả bóng từ gót chân đến ngón chân và ngược lại, làm trong 2-3 phút, là có thể làm giãn cơ vùng lưng và giảm đau nhức.
3. Xơ mướp xát lòng bàn chân, làm đẹp da
Phương pháp thẩm mỹ từ lòng bàn chân này rất dễ thực hiện. Mỗi ngày sau khi rửa chân xong lấy xơ mướp dùng sức xát lên lòng bàn chân, cho đến khi nóng thì dừng lại. Làm như vậy giúp tuyến thượng thận tăng cường bài tiết hooc-môn, dẫn đến giảm lắng đọng sắc tố, do đó khiến da trắng nõn, tăng tính đàn hồi, làm đẹp da.
4. Tập nhón ngón chân, giúp tăng cường chức năng dạ dày ruột
Nếu như chức năng dạ dày ruột suy nhược, thì bạn có thể tập luyện nhón ngón chân. Hoặc tập dùng ngón 2 và ngón 3 để cặp đồ vật, như vậy sẽ kích thích kinh lạc, nếu kiên trì thực hiện thì các triệu chứng như tiêu hóa không tốt, táo bón, tiêu chảy sẽ được cải thiện.
3 phương pháp tập bàn chân
1. Đấm lòng bàn chân
Buổi tối trước khi đi ngủ dùng nắm đấm đấm vào lòng bàn chân, có thể tiêu trừ mệt nhọc của cả một ngày dài, tăng cường tuần hoàn máu toàn thân, khiến cho chức năng bài độc của nội tạng được nâng cao, tuần hoàn máu lưu thông không trở ngại, đồng thời tăng cường tốc độ thiêu đốt mỡ.
Cách làm: lấy lòng bàn chân làm trung tâm, tiến hành có tiết tấu, lực đấm sao cho hơi có cảm giác đau, đấm chừng 100 lần, khoảng 2 phút là hoàn thành.
2. Đung đưa hai chân
Tuần hoàn máu hai chân không tốt, sẽ dẫn đến mất cân bằng chức năng nội tạng và bài tiết hooc-môn, độc tố trong cơ thể không kịp thời loại bỏ, tốc độ trao đổi chất quá chậm dẫn đến tích lũy mỡ, gây béo phì. Chỉ cần kích thích vùng chân là có thể gia tăng tuần hoàn máu, tăng nhanh chuyển hóa.
Cách làm:
Nằm ngửa trên giường hoặc sàn nhà, giơ hai chân lên, sau đó hai chân làm động tác như đạp xe đạp.
Thực hiện 2 phút, sẽ khiến tuần hoàn máu thông suốt, thiêu đốt mỡ, ngoài ra còn có thể cải thiện giấc ngủ.
3. Đi lại bằng chân trần
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là khiến cho lòng bàn chân có cơ hội được rèn luyện, khi đi lại thì cố gắng để lòng bàn chân được kích thích, như đi chân trần trên nền đá cuội, hoặc chuẩn bị một tấm thảm có những chỗ gồ tròn mịn.
Tác giả: Đỗ Vân Anh
-
Những dòng status giả tạo của hung thủ và nỗi đau còn lại của gia đình thiếu nữ 18 tuổi bị sát hại
-
4 món NÊN và 6 món mẹ KHÔNG NÊN cho bé ăn vào buổi sáng
-
Cách nấu thịt đông ngon, nhừ, trong veo "1 muốn 10" cho ngày lạnh
-
4 loại rau củ tốt trong mùa đông nhưng nếu mẹ cho ăn sai cách có thể khiến trẻ ngộ độc
-
Mẹ thường xuyên ăn 10 món này khi mang thai, con sinh ra thông minh bất chấp di truyền