7 vị trí trên người trẻ, đánh nhẹ cũng có thể gây nguy hiểm cha mẹ nào cũng cần biết để tránh

09:09, Thứ hai 04/12/2017

( PHUNUTODAY ) - Trên cơ thể người có những vị trí rất dễ bị tổn thương, được gọi là "tử huyệt". Ở trẻ nhỏ, những điểm này lại càng vô cùng nguy hiểm. Vì thế cha mẹ dù có giận dữ cỡ nào cũng tuyệt đối không đánh vào 7 điểm này trên người trẻ nhé!

Sau khi va chạm, tai nạn hoặc bị đánh, có thể trẻ không có biểu hiện gì đặc biệt ngay. Tuy nhiên nếu thấy có hiện tượng quấy khóc, nôn ọe, lừ đừ, ngủ gật… cha mẹ cần đưa trẻ đi khám, nhất là khi vùng bị tấn công ở trên đầu. Có thể trẻ có khối tụ máu ở não.

Dưới đây là một số vùng nhạy cảm của trẻ, không được xâm phạm đến.

Untitled-1-188

 

 1. Đầu

Trẻ bị đánh vào đầu hoặc va đập mặt phẳng cứng có thể gây chấn thương sọ não. Đây là nguyên nhân tử vong cao, để lại di chứng nặng nề. Tùy vào lực đánh mạnh hay nhẹ, trẻ có hình thái tổn thương như chấn động não (nhẹ nhất), nứt sọ (tổn thương mạnh đến mức nứt sọ), dập não (tổn thương vào não bên trong hộp sọ), tụ máu não (tình trạng đứt các mạch máu trong não gây chảy máu tạo máu tụ).

Lúc này, trẻ sẽ có biểu hiện bất tỉnh, quấy khóc, nôn, đau đầu, kích thích, co giật, hôn mê, lỗ tai và mũi chảy máu hoặc nước trong, chân tay yếu liệt.

2. Lưng

Có nhiều người cứ hay dùng tay đấm hoặc đánh vào sau lưng trẻ mà không biết rằng đầu và sống lưng là nơi tập trung hệ thống thần kinh trung ương và tủy sống. Nếu trẻ bị đánh vào những bộ phận này sẽ có thể bị ảnh hưởng thần kinh. Đồng thời xương sống của một đứa trẻ chưa phát triển hoàn thiện, nếu bị tác động quá mạnh sẽ gây thương tích cho các bé.

3. Hai bên thái dương

Đây là vị trí khá nhạy cảm trên gương mặt. Thái dương rất gần mắt, nên nếu có một nội lực mạnh từ bên ngoài tác động vào, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh thị giác, thậm chí mù lòa. Vì vậy, bố mẹ hãy ngừng ngay việc tát vào mặt con nếu không muốn trường hợp đáng tiếc xảy ra.


4. Cổ

Nếu bé bị tấn công vào cổ như đánh mạnh, vật dụng sắc nhọn đâm, bóp cổ… trường hợp nhẹ gây cảm giác đau, khó thở, sợ hãi. Trẻ bị tấn công mạnh sẽ ảnh hưởng đến sụn thanh quản, cản trở quá trình hô hấp, không đưa được oxy lên não. Bị bóp cổ quá 3 phút dù cấp cứu kịp thời trẻ vẫn có thể bị di chứng bại não.

5. Ngực

Khi trẻ bị tấn công mạnh vào ngực, nhẹ có thể làm rạn xương sườn, nặng chấn thương phổi gây suy hô hấp cấp và dẫn đến tử vong.

Tại giữa ngực có huyệt Đản Trung, khi đánh trúng có thể gây tổn thương nội khí, hoảng loạn, thần trí mơ hồ.

6. Bụng

Toàn bộ vùng ổ bụng là nơi có các cơ quan nội tạng quan trọng. Nếu trẻ bị đấm, đạp mạnh vào bụng có thể gây tổn thương ruột, lách và gan. Cấp cứu không kịp thời sẽ xuất huyết nội tạng cực cấp cứu ngoại khoa.

Đánh mạnh vào vùng bụng dưới có thể dẫn đến tổn thương bàng quang như thủng, dập và rách bàng quang của trẻ.

7. Tai

Đôi khi cha mẹ vô tình tát quá mạnh vào tai trẻ sẽ gây tổn thương mô mềm dưới da, xuất hiện bầm tím và sưng nề. Nguy hiểm nhất, trẻ có thể bị chấn động tai giữa làm ảnh hưởng màng nhĩ và nặng chấn động não, chảy hoặc tụ máu não do sọ não còn khá mềm, chưa đủ sức bảo vệ phần mềm bên trong như người lớn.

Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thường có tính hiếu động, nghịch ngợm đôi khi rất ương bướng chỉ muốn làm theo ý của mình, mặc cho ba mẹ có khuyên bảo thế nào chăng nữa. Những lúc như thế, các bậc phụ huynh thay vì dùng đòn roi thì hãy cố gắng giữ bình tĩnh để nói chuyện cùng con.

Khoa học cơ thể con người mách bảo chúng ta rằng, những chỗ mà người lớn cho là có thể đánh được thì đều không được đụng đến, chỗ không được đụng đến càng không được đụng đến. Vì vậy, để giữ cho trẻ có thể trưởng thành khỏe mạnh thì không được đánh trẻ vào bất kể chỗ nào trên cơ thể.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Đỗ Vân Anh