Món ăn được ví như “vũ nữ dưới làn nước”, đặc sản ngày Tết của người Thái ở Tây Bắc

( PHUNUTODAY ) - Bên cạnh những món ăn như thịt trâu gác bếp, pa pỉnh tốp hay xôi nếp cẩm… Tây Bắc còn có nhiều món ăn ngon và độc đáo.

Khi nhắc đến đặc sản Tây Bắc, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến thịt trâu gác bếp, cơm lam, xôi nếp cẩm hay món cá nướng pa pỉng pộp... Thế nhưng trên thực tế, Tây Bắc còn có một món ăn hấp dẫn được làm từ những vạt rêu xanh rì mùa đông.

Với nhiều vùng khác, rêu suối thường chỉ là “thứ bỏ đi” thì với người Tày, người Thái ở Sơn La, món ăn này đã nhanh chóng được chế biến thành món đặc sản mang đậm hơi thở núi rừng Tây Bắc.

Để làm món ăn này, người ta sẽ chọn rêu suối được vớt từ những đoạn nước trong vì rêu ở nơi “ao tù nước đọng” thường không ngon và không sạch. Ngoài ra, theo những người có kinh nghiệm, rêu nếp sẽ thơm ngon hơn rêu tẻ.

Rêu đá được chế biến thành vô số món ăn ngon trong ngày Tết.

Thường thì mùa rêu ở Sơn La sẽ bắt đầu từ đông đến mùa xuân năm sau. Nước suối càng trong thì rêu càng có màu xanh mướt mắt. Đặc biệt, món rêu suối được người dân nơi đây gọi là quẹ và được chế biến thành vô số món ăn ngon trong ngày Tết.

Tuy mùa rêu suối kéo dài vàng tháng nhưng vòng đời của chúng chỉ khoảng 1 tuần. Khi già, rêu sẽ chuyển phớt trắng và không thể dùng để chế biến món ăn. Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị “kỹ năng” để có thể vớt được rêu suối. Cụ thế, nên đi ngược từ cuối dòng suối lên để tránh làm nước bị đục cũng như cát sạn bám vào rêu. Rêu sau khi vớt về sẽ được mang đi rửa sạch sẽ và đóng lại thành từng bánh nhỏ để dễ bảo quản, vận chuyển.

Rêu đá sau khi được sơ chế sạch sẽ có thể chế biến nhiều món ăn ngon. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị bùi bùi và thoang thoảng mùi tanh nhẹ đặc trưng. Nguyên liệu này có tính mát nên giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả.

Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị bùi bùi và thoang thoảng mùi tanh nhẹ đặc trưng.

Những món ăn ngon từ rêu suối

Nộm rêu đá

Để có món nộm rêu đá ngon, bạn nên chọn loại nêu non. Sau khi đã được rửa sạch sẽ, cần mang rêu đi hấp chín và trộn cùng gừng, ớt nướng giã nhỏ, hạt tiêu... Tuy cách này không giữ được vị tươi như khi dùng rêu sống nhưng sẽ giúp nguyên liệu bớt chát hơn.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, người ta sẽ mang đi trộn kỹ với rêu cho đến khi thấy chuyển sang màu đậm. Nhờ vậy mà nộm rêu sẽ hơi chát phần đầu lưỡi nhưng lại có vị ngọt khi ăn vào.

Rêu nướng

Với cách chế biến đặc biệt, bạn sẽ có món rêu đá nướng thơm ngon, hấp dẫn và kích thích vị giác. Sau khi lấy rêu suối về, bạn cần mang đập, giũ và rửa thật sạch rồi băm nhỏ. Tiếp đó, mang rêu đá ướp cùng những gia vị như gừng, lá chanh, sả, hạt dổi, mùi tàu, mì chính, bột canh. Chờ đến khi rêu đã ngấm đều gia vị thì cho vào lá dong và kẹp vỉ mang đi nứng. Tuỳ vào khẩu vị và thói quen, bạn cũng có thể sử dụng lá chuối để nướng rêu đá.

Bạn có thể sử dụng lá dong hoặc lá chuối để nướng rêu đá.

Rêu nấu

Mang rêu đi sơ chế sạch sẽ và cắt nhỏ. Gia vị để nấu rêu thường sẽ là gừng, mắc khén, lá chanh và ớt thái nhỏ. Thêm một chút nước vào nồi rồi đảo đều và nấu sôi. Trong quá trình nấu, bạn cần đảo đều tay cho đến khi rêu đá dần chuyển sang màu xanh sáng là có thể múc ra bát thưởng thức.

Tác giả: Minh Thu