Nguyên nhiên khiến trần và tường bị thấm nước
Về lý thuyết, các vật liệu thông thường đề có mao quản (khoảng cách giữa các hạt) đường kính từ 20-40 micromet (1 micromet = 1/1000 milimet). Khi bề mặt vật liệu tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua các qua quản và gây ra hiện tượng thấm.
Ngoài ra, ở một số vị trí như ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật, góc tường, rãnh nước trên mặt sàn... nước và hơi ẩm sẽ thấm qua các vết rạn nứt. Lâu dần sẽ gây ra tình trạng mục vữa lớp sơn, tạo thành mảng loang lổ trên tường.
Cách lý xử lý chống thầm tường nhà
Nếu tường nhà đã cũ, qua nhiều năm sử dụng, bạn có thể dụng loại sơn chống thấm để xử lý.
Đầu tiên là phải cạo sạch lớp sơn bong tróc, nấm mốc hay bụi bẩn. Phải đảm bảo cạo sạch đều, không để lại vệt loang lổ. Sau đó, dùng hóa chất tẩy rửa để diệt rạch rêu mốc trên tường. Bước này rất quan trọng, nếu không làm sạch, vi khuẩn và nấm mốc có thể phát triển trở lại khi thời tiết ẩm ướt kéo dài.
Sau đó, dùng hồ vữa để trám vào các lỗ hổng và vết nứt lớn. Làm phẳng bề mặt bằng bột trét chuyên dùng cho tường ngoài trời. Để đạt hiệu quả, bạn phải đảm bảo bề mặt tường trước khi sơn sạch sẽ, khô thoáng, độ ẩm không quá 16%.
Để xác định độ ẩm của tường, bạn có thể dùng tay. Nếu thấy tường có cảm giác hơi ẩm ướt, khi đó độ ẩm thường trên 25%. Nếu tường khô ráo, hơi mát là được.
Tiếp đó, phủ một lớp sơn chống kiềm. Chờ sơn khô rồi phủ 1-2 lớp sơn chống thấm.
Với tường nhà mới, bạn nên dùng bột trét tường loại dành cho ngoài trời để phủ kín bề mặt. Sau đó, láng bề mặt tường cho phẳng rồi phủ sơn lót. Chờ sơn lót khô rồi mới đến sơn chống thấm.
Nếu trần và tường nhà chỉ mới bị ố vàng, bạn có thể dùng sơn chống thấm loại khô nhanh trong vòng 1-2 giờ để khắc phục hiện tượng thấm.
Ngoài ra, có thể dùng các vật liệu ốp tường như gạch men, đá hoa hoặc gỗ để ốp vào chỗ tường bị thấm.Với mái nhà, nên trám bít các vết rạn nứt hoặc dùng tấm nhôm mỏng để che chắn tạm thời đổ vữa xi măng trộn phụ gia chống thấm để đổ lên các chỗ bị ngấm nước, dột. Nếu các máng thoát nước không thì có thể thấy máng mới lớn hơn hoặc đục thêm lỗ thoát nước.
Tác giả: Thanh Huyền
-
3 cách đơn giản kiểm tra pin điện thoại có bị chai hay không
-
Máy giặt dùng lâu tích đầy cặn bẩn, muốn làm sạch hãy dùng cách này: Không tốn tiền gọi thợ
-
5 thiết bị âm thầm "ngốn" điện ngay cả khi đã tắt
-
Lấy chiếc tất đặt lên trên điều hòa: Lợi ích đặc biệt nhiều người không biết
-
Cách chọn mua cua, ghẹ ngon, nhiều thịt, không lo bị ốp: Nhìn đúng 1 điểm là biết