Đối tượng được áp dụng mức điều chỉnh lương, thu nhập đã đóng BHXH 2024
Cụ thể đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP bao gồm:
- Đối tượng1: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2024 đến ngày 31/12/2024.(1)
- Đối tượng 2: Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2024 đến ngày 31/12/2024.
Còn đối với đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2024 đến ngày 31/12/2024.
Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 01/7/2024
Ngày 20/12/2023, sau phiên đàm phán, thương lượng lần thứ hai, tất cả thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia có mặt tại phiên họp đã bỏ phiếu chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2024 là 6%, thời gian áp dụng từ ngày 01/7/2024.
Với mức điều chỉnh lương tối thiểu thêm 6%, tăng 200.000-280.000 đồng tùy vùng.
Lương vùng 1 nâng lên 4.960.000 đồng; vùng 2 là 4.410.000 đồng; vùng 3 là 3.860.000 đồng và vùng 4 đạt 3.450.000 đồng.
Lương tối thiểu vùng hiện hành các vùng đang dao động 3.250.000 đồng đến 4.680.000 đồng.
Mức lương tối thiểu giờ cũng tăng tương ứng 6% từ giữa năm 2024. Cụ thể, vùng 1 lên 23.800 đồng; vùng 2 lên 21.200 đồng; vùng 3 là 18.600 đồng; vùng 4 là 16.600 đồng.
Như vậy, thời điểm dự kiến tăng lương tối thiểu vùng là ngày 01/7/2024. Trong đó, mức lương tối thiểu vùng cao nhất là 4.960.000 đồng/tháng và mức thấp nhất là 3.450.000 đồng/tháng.
Về việc điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng thứ hai được điều chỉnh theo công thức sau:
Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm = Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm X Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng
Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện như sau:
Năm | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
Mức điều chỉnh | 2,07 | 1,94 | 1,77 | 1,50 | 1,37 | 1,28 | 1,23 | 1,23 |
Năm | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 |
Mức điều chỉnh | 1,19 | 1,15 | 1,11 | 1,08 | 1,05 | 1,03 | 1,00 | 1,00 |
Năm 2024 | ||||||||
Mức điều chỉnh |
Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH.
Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được điều chỉnh theo quy định tại Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 2 Dự thảo Thông tư.
Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bào hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và khoản 4 Điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
Tác giả: Mộc
-
Không bật đèn xe vào ban đêm bị phạt bao nhiêu tiền?
-
Năm 2024: 3 trường hợp xe máy vi phạm chỉ bị nhắc nhở, CSGT không hề xử phạt
-
Khách sạn, nhà nghỉ có được giữ CCCD của khách thuê không? Người dân biết kẻo mất quyền lợi
-
6 ứng dụng âm thầm theo dõi bạn trên Android và iPhone, xoá ngay kẻo tài khoản bị rút sạch
-
4 trường hợp không được sang tên sổ đỏ năm 2024: Gửi hồ sơ sẽ bị trả về