Khách sạn, nhà nghỉ có được giữ CCCD của khách thuê không? Người dân biết kẻo mất quyền lợi

( PHUNUTODAY ) - Thực tế, việc giữ lại giấy tờ tùy thân của khách không chỉ diễn ra tại các cơ sở lưu trú nhỏ như nhà nghỉ, homestay mà cả ở khách sạn, resort lớn. Việc này là đúng hay sai?

Chủ khách sạn, nhà nghỉ không có quyền giữ thẻ Căn cước công dân của khách thuê mà chỉ có quyền kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách và lưu thông tin vào sổ lưu trú, quản lý hoặc lễ tân khách sạn, nhà nghỉ phải trả ngay thẻ Căn cước công dân cho khách thuê phòng sau khi hoàn tất thủ tục.

Empty

Quy định pháp luật về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú

Ngoài trách nhiệm chung quy định tại Điều 25 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm:

Một là: Ban hành nội quy và niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc. Nội dung của nội quy sẽ điều chỉnh các vấn đề về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, .

Hai là: Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú, gồm một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu; Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài); các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp; Khi khách lưu trú không có giấy tờ tùy thân thì sau khi bố trí vào phòng nghỉ phải thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an quản lý địa bàn.

Ba là: Lưu trữ vào sổ quản lý hoặc máy tính chuyên dụng các thông tin của khách lưu trú trước khi sắp xếp cho khách vào trong nơi nghỉ.

Bốn là: Chủ nhà nghỉ hoặc người đại diện có trách nhiệm thông báo cho Công an có thẩm quyền quản lý tại địa phương khi khách lưu trú là người Việt Nam và thực hiện thủ tục khai báo tạm trú trường hợp khách là người nước ngoài nghỉ qua đêm hoặc nghỉ theo giờ. Điều này phải được tiến hành trước 23 giờ trong cùng một ngày. Nếu sau 23 giờ khách mới qua lưu trú thì trước 08 giờ sáng hôm sau phải thông báo ngay. 

Năm là: Đối với người đến thăm khách lưu trú, cơ sở có trách nhiệm kiểm tra và quản lý các giấy tờ cá nhân, nhập đầy đủ thông tin vào sổ và gửi trả lại các giấy tờ khi người đó ra khỏi cơ sử kinh doanh dịch vụ lưu trú.

Sáu là: Việc lưu trữ những thông tin về khách và người đến thăm khách tại cơ sở lưu trú phải kéo dài ít nhất 36 tháng.

Bảy là: Trường hợp khách mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ, phải yêu cầu xuất trình giấy phép sử dụng do cơ quan Công an hoặc Quân đội cấp, nếu khách không xuất trình giấy phép sử dụng phải báo ngay cho cơ quan Công an.

Theo đó, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú cần phải kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú, gồm một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu; Thẻ thường trú; Thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài); Các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không ban hành hay phê duyệt quy chế quản lý hay nội quy cụ thể của từng khách sạn, không can thiệp vào thỏa thuận dân sự giữa khách và cơ sở lưu trú du lịch. Mọi hoạt động của cơ sở lưu trú du lịch, khách du lịch, khách nghỉ tại cơ sở lưu trú du lịch cần tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.

Từ tất cả những quy định trên, có thể kết luận rằng, chỉ có cơ quan, cá nhân có thẩm quyền theo quy định mới được thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước của công dân. Chủ khách sạn, nhà nghỉ không có quyền giữ thẻ Căn cước công dân của khách thuê mà chỉ có quyền kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách và lưu thông tin vào sổ lưu trú, quản lý hoặc lễ tân khách sạn, nhà nghỉ phải trả ngay thẻ Căn cước công dân cho khách thuê phòng sau khi hoàn tất thủ tục. 

chu-nha-nghi-giu-cccd

Mức xử phạt khi khách sạn, nhà nghỉ giữ thẻ Căn cước công dân của khách

Thực tế, giữ lại giấy tờ tùy thân của khách diễn ra tại các cơ sở lưu trú như nhà nghỉ đến cả khách sạn, resort cao cấp là việc phổ biến. Tuy nhiên, nhiều khách lưu trú lo ngại, thông tin cá nhân của mình sẽ bị lợi dụng vào các hoạt động vi phạm pháp luật vì đây là thông tin bảo mật. Về phía quản lý các khách sạn, nhà nghỉ thì cho rằng, việc giữ giấy tờ tùy thân để hạn chế việc bùng tiền thuê phòng, làm hư hỏng đồ đạc đồng thời còn giúp các chủ cơ sở lưu trú làm việc với cơ quan chức năng nếu bị kiểm tra đột xuất hoặc phát hiện kịp thời khách lưu trú là đối tượng vi phạm pháp luật đang lẩn trốn,... 

Như đã phân tích rõ ở bên trên, cơ sở lưu trú không được phép giữ lại các giấy tờ tùy thân nói chung và thẻ Căn cước công dân nói riêng của khách hàng. Nếu cố tình làm trái quy định, cơ sở lưu trú sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành. Nghị định 144/2021/NĐ-CP đã đưa ra mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân như sau: 

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác; Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link