Vi phạm nồng độ cồn bị phạt bao nhiêu? Có bị giữ xe hay không?

( PHUNUTODAY ) - Theo quy định hiện nay, điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm. Vậy mức phạt vi phạm nồng độ cồn là bao nhiêu?

Theo quy định hiện nay, điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm. Vậy mức phạt vi phạm nồng độ cồn là bao nhiêu?

Mức phạt nồng độ cồn mới nhất năm 2024

Hiện hành, mức phạt nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) cụ thể như sau:

muc-phat-vi-pham-nong-do-con-1

Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

Tạm giữ xe (hay tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên.

Như vậy, vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe đến 7 ngày.

Lưu ý: Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nồng độ cồn vi phạm ở một số nước trên thế giới

vi-pham-nong-do-con-bi-phat-bao-nhieu-tien-1

Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trên thế giới có hơn 140 quốc gia, vùng lãnh thổ quy định giới hạn nồng độ trong máu hoặc hơi thở ở mức lớn hơn 0.

+ Tại Trung Quốc: Người điều khiển phương tiện bị xác định là “lái xe sau khi uống rượu bia” nếu nồng độ cồn trong máu từ 20 mg/100 ml đến dưới 80 mg/100 ml. Với mức nồng độ cồn trong máu cao hơn 80 mg/100 ml sẽ phạm tội “lái xe trong tình trạng say xỉn”. Tội này có thể bị phạt tù từ 1 đến 6 tháng và treo bằng lái xe 5 năm.

+ Tại Thái Lan: Luật pháp Thái Lan quy định, người điều khiển phương tiện bị cho là say rượu khi nồng độ cồn trong máu vượt quá 50 mg/100 ml đối với người từ 20 tuổi trở lên).

+ Tại Singapore: Luật Giao thông Đường bộ của Singapore quy định giới hạn nồng độ cồn khi lái xe ở nước này là 0,35 mg/lít khí thở, 80 mg/100 ml máu.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu y học, ở trạng thái bình thường của cơ thể trong máu luôn duy trì nồng độ cồn nhất định ở mức 0,03% hoặc có trường hợp trong cơ thể có nồng độ cồn do các yếu tố như ăn, uống các thực phẩm lên men trong dạ dày, thuốc điều trị.

Việt Nam là đất nước có nhiều tôn giáo, tập tục, lễ hội, với rượu là nét văn hoá thường không thể thiếu trong các dịp quan trọng. Tuy nhiên, sử dụng bao nhiêu và mức nồng độ cồn cho phép phù hợp với từng loại phương tiện giao thông, cần phải nghiên cứu, đánh giá thận trọng trên cơ sở bảo đảm yêu cầu thực tiễn, tính khả thi và có căn cứ khoa học.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn