Chỉ số BMI
Phương pháp phổ biến nhất để xác định một người có bị béo phì hay không là dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index).
Cách tính BMI:
BMI = cân nặng/bình phương chiều cao (tính theo đơn vị chuẩn quốc tế kg/m2)
Năm 2000, Cơ quan khu vực Thái bình dương của Tổ chức Y tế Thế giới (WPRO) và Viện nghiên cứu béo phì quốc tế (IDI) đưa ra khuyến nghị về chỉ tiêu phân loại béo phì cho người dân ở các nước châu Á. WHO cũng có chỉ tiêu đánh giá riêng đối với người châu Á về mức độ béo phì.
Ước lượng mức cân nặng lý tưởng dựa theo chiều cao
Ngoài cách tính BMI, bạn có thể nhẩm tính cân nặng lý tưởng của bản thân:
- Cân nặng lý tưởng = Số lẻ chiều cao (tính bằng cm) x 9 : 10.
- Cân nặng tối đa = Bằng số lẻ chiều cao.
- Cân nặng tối thiểu = Số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) x 8 : 10.
Nếu cân nặng vượt qua số lẻ chiều cao tức là bạn đang có dấu hiệu thừa cân. Vượt qua càng nhiều thì khả năng béo phì càng nặng.
Dựa vào số đo vòng eo
Sự tích mỡ ở bụng có liên quan đến nhiều bệnh mãn tính. Chu vi vòng eo là một chỉ số quan trọng để phát hiện béo phì.
Nam giới có vòng eo (đo ngang rốn) trên 90cm và nữ giới có vòng eo trên 85cm là những người có khả năng béo phì độ 2.
Việc đánh giá sự phân bố mỡ thừa trong cơ thể cũng quan trọng trong dự báo các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cáo huyết áp, tiểu đường...
- Nếu mỡ phần bố đều toàn thân (từ mặt, vai, cổ, ngực, bụng, mông, đùi) được gọi là béo phì toàn thân.
- Mỡ tập trung nhiều ở eo và bụng là kiểu béo phì "quả trứng", béo phì trung tâm, béo phì phần trên hoặc béo phì đàn ông. Kiểu béo này có nhiều nguy cơ bệnh tật.
- Nếu mỡ tập trung ở vùng mông, háng, đùi là kiểu béo "quả lê", béo phần thấp, kểu đàn bà. Đây là kiểu béo ít có nguy cơ bệnh tật.
Tác giả: Thanh Huyền