Muốn dạy dỗ con thành tài, có “3 điều cấm kỵ” trong gia đình

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người quan niệm, nuôi dạy con phải để con sợ, nếu không sẽ khó rèn vào khuôn phép và chúng sẽ không dễ dàng nghe theo lời mình. Nhất là với con trai, đòn roi là cách giúp con nghe lời. Điều này liệu có đúng?

Muốn thực sự tốt cho con, bạn phải nắm được "3 điều cấm kỵ" sau đây để con bạn tránh đi đường vòng, ít chịu khổ hơn.

1. Tránh “Động thủ nhiều”

Khi giáo dục trẻ, đôi lúc đánh mắng, dùng đòn roi là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên phải chú ý đến độ tuổi và phương pháp. Nếu trẻ dưới 10 tuổi mắc lỗi, sau khi giảng giải bằng lời mà không sửa thì có thể động tay chân. Một vài cái phạt vào mông đứa trẻ khiến nó cảm thấy đau đớn và sợ hãi. Hoặc dùng hình thức phạt đứng, trừ tiền tiêu vặt một tháng để con nhận ra lỗi lầm của mình và không dám tái phạm lần sau.

Cách giáo dục nghiêm khắc trước 10 tuổi này rất hữu ích, nó có thể khiến con trai cảm thấy sợ cha mẹ và có sự ước thúc, ràng buộc.

Nhưng sau 10 tuổi, khi con cái đã có ý kiến riêng. Chúng bắt đầu suy nghĩ độc lập thì cha mẹ không thể tiếp tục đánh con. Vì lúc này trẻ gần như đã định hình được nhận thức mọi việc. Do đó cha mẹ đánh nhiều hơn nữa không có tác dụng, dễ khiến trẻ nảy sinh tâm lý có vấn đề.

Muốn thực sự tốt cho con, bạn phải nắm được "3 điều cấm kỵ"

Vì vậy, lúc này nên hạn chế không được đánh con. Cần giáo dục nhiều hơn để con cái họ có cảm giác về giới hạn.

Trong quá trình này, trẻ cũng thường khá nhạy cảm, do đó, cha mẹ cần có phương pháp khoa học thích hợp để dạy dỗ và giáo dục con, dùng lý trí nhiều hơn là tình cảm.

2. Tránh “đừng để trẻ khóc” khi nuôi dạy con

Sự khác biệt khi dạy dỗ con trai và con gái của các bậc cha mẹ thường rất lớn. Nếu con gái khóc, phụ huynh sẽ cảm thấy đau lòng. Tuy nhiên nếu con trai khóc, cha mẹ thường sẽ mắng cậu bé phải “kiên cường”, thậm chí “phạt” cậu thêm vài cái.

Nguyên nhân vì họ cho rằng con trai không thể khóc, phải kiên cường, bản lĩnh. Tuy nhiên trên thực tế, điều này không đúng. Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh khẳng định, cùng độ tuổi những bé trai sẽ yếu đuối hơn bé gái. Vì thế chúng càng cần được bảo vệ nhiều hơn.

Không cho trẻ khóc cũng chính là không cho phép những cảm xúc tiêu cực của con bộc lộ ra. Như thế dễ để cảm xúc bị tích tụ trong lòng. Sau khi trưởng thành, không biết làm sao để bộc lộ cảm xúc tiêu cực của mình. Đứa trẻ rất dễ nghĩ lung tung.

Con trai cũng là trẻ con nên cho phép chúng được phép trút bỏ những cảm xúc tiêu cực của mình bằng cách khóc. Nếu không, nó sẽ khiến đứa trẻ cả đời đau khổ, luôn phải nhẫn chịu không cách nào giải tỏa ưu tư.

Cha mẹ cũng cần cho trẻ sống thật với cảm xúc của mình. Nếu đứa trẻ không ngần ngại bộc lộ cảm xúc của chính mình trước mặt bạn, chứng tỏ rằng, chúng vô cùng tin tưởng bạn, do đó mới có thể không che dấu cảm xúc khi đứng trước bạn.

Con cái tin tưởng vào cha mẹ, cha mẹ là điểm tựa vững chắc giúp chúng tự tin để “dựa” vào, chúng sẽ trở nên thành công và xuất chúng hơn trong tương lai.

3. Tránh "chỉ trích con trẻ trước mặt người khác"

Cha mẹ nên tự có ý thức và giữ thể diện cho con cái, không nên chỉ trích con cái trước mặt người khác. Đứa trẻ tuy là trẻ con nhưng vẫn cần thể diện. Trách mắng con trước mặt người ngoài sẽ chỉ khiến trẻ không cảm phục, còn làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Đặc biệt, con trai cũng rất nhạy cảm và cần được tôn trọng. Dù có sai nhưng tốt nhất cha mẹ không nên giáo dục trước mặt người ngoài. Tốt nhất bạn nên đợi cảm xúc lắng dịu và tìm nơi riêng tư để chia sẻ cùng con.

Tóm lại, các bậc cha mẹ nên hiểu, có ba điều cấm kỵ trong việc nuôi dạy con cái, để có thể giúp cho con đường học hành của con suôn sẻ và tốt đẹp hơn.

Nuôi dạy con điều quan trọng nhất là đạo đứcCổ nhân dạy rằng, để gia tộc hưng thịnh 10 đời cần lấy đạo đức làm báu vật gia truyền. Vì vậy, đạo đức được xem như nền tảng vững chắc để xây dựng gia đình hưng thịnh.

Người tốt thì luôn sạch sẽ, ấm áp và thiện lương, làm bất cứ việc gì cũng suy nghĩ và cân nhắc đến người khác. Họ cũng gặp được nhiều nhân duyên tốt và có nhiều bạn bè tốt. Người có trái tim lương thiện sẽ không bao giờ làm tổn thương người khác. Chính vì vậy họ tự nhiên sẽ tránh được mọi điều xui xẻo.

Giữa cha con là phải nghiêm khắc, không thể tùy tiện thiếu lễ tiết hay không tôn trọng. Giữa cốt nhục máu mủ phải có tình yêu thương nhưng không thể xem thường, thất lễ. Xem thường, thất lễ thì sẽ khuyết thiếu yêu thương và hiếu thuận, không tôn trọng, cung kính thì sẽ sinh ra thất lễ, thờ ơ.

Nếu không có đạo đức, đứa trẻ lớn lên cho dù là người tài năng xuất chúng nhưng cũng rất khó thành công. Vì thế trách nhiệm nuôi dạy con về đạo đức làm người ngay từ khi còn nhỏ của bậc làm cha mẹ là vô cùng trọng yếu.

Tác giả: Dương Ngọc