Gửi tiền trực tiếp tại quầy
Đây là quy chế về tiền gửi, được quy định rõ tại các ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có một số trường hợp đặc biệt thường được các nhân viên quen biết hỗ trợ mở tài khoản tiền gửi mà không đến ngân hàng thực hiện thủ tục theo quy định.
Việc này vô cùng nguy hiểm, vì trong nhiều trường hợp, nhân viên ngân hàng không nộp tiền vào tài khoản của khách hoặc không đưa đẩy đủ các giấy tờ cần thiết cho khách hàng ký, hoặc sau ký xong giấy tờ giao dịch thì nhân viên ngân hàng vẫn có thể tráo hồ sơ.
Giữ sổ tiết kiệm cẩn thận
Bên cạnh mẫu chữ ký và giấy tờ tùy thân thì sổ tiết kiệm là giấy tờ quan trọng chứng minh số tiền khách hàng đã gửi vào ngân hàng. Do đó, người gửi phải cất giữ sổ tiết kiệm cẩn thận, khi mất phải thông báo ngay cho ngân hàng.
Trong vòng 24 giờ sau khi thông báo bằng điện thoại, khách hàng phải trực tiếp đến ngân hàng để làm giấy báo mất sổ tiết kiệm. Nếu không, kẻ gian giả mạo chữ ký và các giấy tờ tùy thân, còn khách hàng phải chịu thiệt về số tiền gửi của mình.
Ngoài ra, không cho bất kỳ ai mượn sổ tiết kiệm, vì trong nhiều trường hợp họ có thể giả chữ ký, giấy chứng minh nhân dân và cấu kết với nhân viên ngân hàng để rút tiền từ tài khoản của khách.
Đừng dại ký sẵn chứng từ trống
Nếu làm thủ tục gửi tiền hoặc rút, chuyển tiền, trong bất cứ trường hợp nào thì khách hàng cũng không nên ký vào các tờ giấy trắng. Nguyên nhân là tất cả các mẫu giấy tờ giao dịch về gửi hay rút, chuyển tiền của ngân hàng đều có nội dung rõ ràng và nhân viên ngân hàng phải tuân thủ theo đúng quy trình để giao dịch với khách.
Hơn nữa, với các mẫu giấy trắng đã có chữ ký của khách, nhân viên ngân hàng vẫn có thể điền thông tin vào đó nhằm rút tiền của khách hàng theo nhiều cách khác nhau. Thậm chí tin nhắn rút tiền cũng không được gửi đến số điện thoại mà khách hàng đã ký, vì có thể đã có sự thông đồng tại các bộ phận khác nhau.
Kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi định kỳ
Việc kiểm tra nên được thực hiện hàng tuần, hàng tháng nhằm phòng trường hợp nếu bị mất tiền thì khách hàng có thể nhanh chóng báo ngay với ngân hàng hay cơ quan chức năng để có biện pháp khẩn cấp phối hợp giải quyết.
Nếu không chú ý việc này, khách hàng khó có thể thu hồi được số tiền của mình. Bởi lúc đó, cơ quan chức năng và ngân hàng phải tốn nhiều thời gian trong việc điều tra, truy tố, xét xử, kể cả thi hành án cũng rất nhiêu khê, đặc biệt là khi người lấy cắp tiền không còn tiền để trả lại cho khách hàng.
Duy trì một chữ ký cố định
Dù không đến nỗi bị vô hiệu hóa sổ tiết kiệm nhưng việc thay đổi chữ ký liên tục lại là sai lầm rất phổ biến và gây phiền toái nhiều nhất cho không ít khách hàng.
Hãy nhớ, khi giao dịch với ngân hàng, từng nét chữ, bút tích bạn để lại đều có giá trị. Do vậy, việc duy trì một chữ ký trong suốt quá trình giao dịch với ngân hàng là điều cần thiết nhằm giúp khách hàng thuận tiện và nhanh chóng khi gửi hay rút, chuyển tiền từ tài khoản của mình.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Kể từ 8/2023: Ai có thẻ BHYT khi đi khám sẽ được hưởng 1 quyền lợi cao chưa từng có
-
Có 1 trường hợp đóng bảo hiểm xã hội 20 năm nhưng chưa được hưởng lương hưu, là ai?
-
Từ 8/2023: Ai có thẻ BHYT khi đi khám sẽ được hưởng 1 quyền lợi cao chưa từng có
-
Điểm khác nhau cơ bản giữa số đỏ và sổ hồng, nhiều người chưa biết
-
Điện thoại có 1 nút nhỏ: Nhìn vào biết ngay bạn có đang bị kẻ gian theo dõi hay không?