Muốn hưởng lương hưu tối đa, phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?
Theo Điều 56 và Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, bắt đầu từ năm 2022, số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu của lao động nam sẽ có sự thay đổi.
Cụ thể, lao động nam cần đóng đủ 20 năm BHXH để được hưởng mức lương hưu tối thiểu 45% (tăng 1 năm so với năm 2021). Sau đó, cứ thêm 1 năm đóng BHXH, mức lương hưu của lao động nam được cộng thêm 2%. Người lao động có thể được hương mức lương hưu tối đa 75%.
Như vậy, lao động nam muốn hưởng tỷ lệ lương hưu tối đa 75% thì cần đóng BHXH đủ 35 năm, tăng thêm 1 năm so với năm 2021.
Lao động nữ đóng BHXH đủ 15 năm có thể nhận mức lương hưu tối thiểu là 45% mức bình quân tiền lương đóng BHXH. Sau đó, mỗi năm đóng BHXH, mức lương hưu của người lao động được tính thêm 2%. Mức lương hưu tối đa là 75%.
Để hưởng lương hưu tối đa 75%, lao động nữu cần tham gia BHXH đủ 30 năm. Năm 2022, cách tính tỷ lệ này không có sự thay đổi so với năm 2021. Như vậy, mức hưởng lương hưu của lao động nữ vẫn được tính như năm 2021.
Năm 2022, tuổi nghỉ hưu của người lao động cũng có sự thay đổi. Với lao động nam, tuổi nghỉ hưu là từ đủ 60 tuổi 6 tháng (tăng 3 tháng so với năm 2021); lao động nữ là từ đủ 55 tuổi 8 tháng (tăng 4 tháng so với tuổi nghỉ hưu năm 2021).
5 trường hợp nghỉ hưu trước tuổi vẫn hưởng nguyên lương
Hầu hết các trường hợp nghỉ hưu trước độ tuổi quy định như đã nói ở trên đều sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng với mức 2% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.
Tuy nhiên, có 5 trường hợp có thể nghỉ hưu trước tuổi mà vẫn được hưởng nguyên lương.
1. Lao động nam từ đủ 55 - 60 tuổi, nữ từ đủ 50 - 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên (điểm b khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
2. Người lao động từ đủ 50 - 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò (điểm c khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội).
3. Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (điểm d khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội).
4. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế đủ 50 - 55 tuổi đối với nam, đủ 45 - 50 tuổi đối với nữ, có 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên (khoản 1, khoản 3 Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP).
5. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế đủ 55 - 60 tuổi đối với nam, đủ 50 - 55 tuổi đối với nữ và có 20 năm đóng BHXH trở lên (khoản 2, khoản 4 Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 113/2018/NĐ-CP).
Nếu thuộc 1 trong 5 trường hợp nêu trên, người lao động sẽ được tính lương hưu theo số năm đã đóng BHXH mà không bị trừ tỷ lệ do nghỉ hưu trước tuổi.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Nhân viên ngân hàng bật mí: 5 cách gửi tiết kiệm dù ít tiền vẫn sinh lời lớn, ai không biết quá thiệt thòi
-
Rút tiền tại ATM bị nuốt thẻ: Làm ngay 3 việc để lấy lại thẻ nhanh chóng, không sợ mất tiền
-
5 nghề lương cao không cần bằng cấp, dịp lễ Tết có thể kiếm tới vài chục triệu
-
7 ngành nghề điểm đầu vào cao chót vót nhưng ra trường dễ thất nghiệp trong 10 năm tới
-
Những chính sách về tiền lương nổi bật có hiệu lực từ tháng 8