Nên làm gì khi bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ?

( PHUNUTODAY ) - Đối với những người khi phát hiện mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì người dùng nên làm gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ là sự thoái hóa không đặc hiệu và thường gặp của đốt sống, đĩa đệm cột sống và khớp cổ. Điều này có nghĩa là thoái hóa đốt sống cổ không phải là vấn đề của một đốt sống hoặc một đĩa đệm cụ thể. Đôi khi, thoái hóa đốt sống cổ có thể hình thành trên xương cột sống cổ.

Những thay đổi trong cột sống cổ có thể gây áp lực lên rễ thần kinh và tủy sống. Ví dụ khi xương sống đang tự lành, sự phát triển bất bình thường có thể thu hẹp ống sống và nén tủy sống trong đó.

Thoái hóa đốt sống cổ có thể xuất hiện ở hầu hết mọi người từ tuổi 60. Các yếu tố như béo phì, lối sống tĩnh tại, chấn thương vùng cổ hoặc viêm khớp nặng có thể góp phần gây ra chứng thoái hóa đốt sống cổ.

Nên làm gì khi có các dấu hiệu bị thoái hóa đốt sống cổ

Thay đổi tư thế làm việc sai lệch như ngồi làm việc trước màn vi tính, hoặc ngồi xem ti vi kéo dài.

Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.

Không nên đội nặng trên đầu.

Không nên ngồi cúi gấp cổ quá lâu (xem tivi, đọc sách, báo); ngồi tàu xe đường dài cần có bản tựa đầu và tựa lưng.

Cần luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Khi thấy đau đầu, cổ, gáy lan xuống cánh tay, liệt yếu tứ chi, không nên đi bấm nắn vặn vẹo thô bạo dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng mạch, dây thần kinh vùng cổ, mà cần đi đến các chuyên khoa thần kinh để xác định bệnh chính xác để điều trị.

Một số liệu pháp

Thoái hoá là quá trình theo tính quy luật, do vậy không thể điều trị khỏi mà chỉ dùng các biện pháp để giảm triệu chứng như dùng thuốc, các biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Thuốc aspirin cũng là loại thuốc có tác dụng giảm đau nhất thời, và nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng nó sẽ gây nên những mặt trái cho sức khỏe.

Mát xa cổ cũng là một trong những cách giảm đau mỏi cho cổ rất hữu hiệu. Dùng tay phải tìm đốt sống cổ thứ 7 (to hơn các đốt sống khác) và day xung quanh đốt sống đó. Các động tác có thể làm tại nhà như chườm nóng, xoa bóp nhẹ nhàng bên ngoài, làm mềm da, nhất thiết không được vặn, nắn mạnh.

Một số phương pháp tập luyện vận động cổ đơn giản như:

Nghiêng cổ sang phải rồi sang trái mỗi bên 10 lần. Cúi cổ về phía trước (cằm tì vào ngực càng tốt), ngửa cổ về phía sau (gáy tựa vào vai) mỗi phía 10-15 lần.

Quay cổ: Cúi đầu về phía trước quay cổ về phía vai trái về phía sau, phía vai phải rồi trở lại phía trước. Quay từ từ hết một vòng rồi quay ngược lại, mỗi chiều 5 lần.

Nhấc vai: Tự nhấc vai trái rồi đến vai phải mỗi bên 10 lần, sau đó nhấc cả hai vai cùng lúc 10 lần.

Xát cổ: Lấy tay phải xát cổ trái từ trên xuống và ngược lại, mỗi bên 15 lần. Xát gáy: Các ngón tay của hai bàn tay đan với nhau ôm vào sau gáy kéo qua kéo lại 10 lần.

Ngoài ra, thoái hóa đốt sống cổ không thể chữa triệt để mà chỉ có thể hạn chế nó, tốt nhất là bằng các hình thức tập thể dục, thể thao, vận động, và bổ sung các chất làm nhờn khớp. Yoga cũng là một trong những giải pháp cho việc phòng, hỗ trợ chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ và lưng.

Người bệnh cần xác định tư tưởng khi bị thoái hóa đốt sống cổ

Không thể chữa bệnh trong vòng 1 sớm 1 chiều.

Không phải tất cả mọi người bệnh đều có phản ứng giống nhau với cùng 1 loại thuốc. Điều này có nghĩa là, tùy cơ địa khác nhau, cùng dùng 1 loại thuốc có người khỏi người không.

Phẫu thuật có thể để lại nhiều biến chứng và khả năng tái phát khá cao.

Hiện nay chưa có bất kì phương pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn 100% cho tất cả các bệnh nhân.

Tin nên đọc