Ở thời cổ đại, cuộc sống của những con người lao động vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Mặc dù đất rộng người thưa nhưng vẫn thường có cảnh con cái bán mình để chôn cha. Vậy tại sao người con không tự đào hố mà chôn lại chọn cách bán mình?
Lý do con cái bán mình để chôn cha
Ở thời cổ đại, đất rộng người thưa nhưng người nghèo vẫn có cảnh "bán thân chôn cha" chứ nhất quyết không chọn chôn ở những nơi hoang vu vì những lý do khá đặc biệt.
Vào thời cổ đại phong kiến, chữ hiếu rất được coi trọng. Sau khi cha mẹ không may qua đời, nếu không có tiền, con cái hầu như đều phải lựa chọn cách bán thân để trang trải chi phí lo liệu tang lễ.
Việc "bán thân chôn cha" vốn được xuất phát từ “Nhị thập tứ hiếu”, kể lại câu chuyện của một người con nhà nghèo tên Đổng Vĩnh, người đời Hán. Vì nhà quá nghèo, khi cha qua đời, Đổng Vĩnh không thể có tiền lo ma chay nên đã quyết định bán thân cho nhà giàu để có tiền lo tang lễ. Người ta truyền rằng, tấm lòng hiếu thảo của Đỗng Vĩnh đã cảm động đến tận trời xanh, nên có một tiên nữ mới tới giúp chàng.
Trong dân gian, “đất âm” và “đất dương” là 2 loại đất khác nhau phục vụ hai loại người. Trong khi “đất âm” dành cho người chết thì “đất dương” dành cho người sống. Con người xưa nay đều có tục thờ cúng tổ tiên và cầu khấn tổ tiên phù hộ may mắn và những điều tốt đẹp cho thế hệ mai sau. Trong khi đại đa số người dân lao động nghèo, những người đã chịu quá nhiều đau khổ, tra tấn khi còn sống thì lại càng mong muốn được yên nghỉ, tốt đẹp hơn. Với mong muốn sau khi chết và có thể thoát khỏi thế giới trần tục để tận hưởng sự tự do và yên bình nên việc tìm kiếm một “mảnh đất lý tưởng” cho những người thân đã chết đã trở thành một trách nhiệm to lớn đối với các thế hệ tiếp theo.
Thời xưa, đất đai thuộc quyền sở hữu bởi cá nhân, vì vậy, nếu nhà có nhiều đất thì có thể nhờ thầy phong thủy chọn chỗ hợp lý để chôn cất. Nhưng nếu nhà bạn không có nhiều đất mà lại giàu có, bạn hoàn toàn có thể bỏ tiền mua đất trực tiếp từ người khác dựa vào lời khuyên của thầy phong thủy. Khó khăn nhất là những người vừa không có tiền vừa không có đất, họ rất khó có thể tìm được một mảnh đất cho người thân để chôn cất nên phải lựa chọn “bán thân” để lấy tiền chôn cha là vì lý do đó.
Nhiều người vẫn thắc mắc tại sao người xưa lại không chôn cất người thân ở những mảnh đất vô chủ trong khu rừng bởi ở thời phong kiến cổ đại, đất rộng và người thưa, khu đất đó không thuộc về ai. Nhưng có một điều khiến người ta e ngại, những vùng đất hoang vu lại rất ít người tới lui, thậm chí còn có thể có những động vật hoang dã như hổ, sói rừng đe doạ tính mạng. Việc chôn cất người chết ở những nơi hoang vu đó cũng có thể khiến động vật hoang dã đến bới đất lên tìm kiếm thi thể để làm thức ăn. Việc đụng chạm mồ mả người đã khuất là việc đại kỵ từ ngàn đời nay.
Hơn nữa, người xưa cho rằng, việc chôn cất người thân ở những vùng đất hoang vắng như thế chính là bất kính với tổ tiên, bất hiếu với cha mẹ. Do đó, dù nghèo khổ đến mấy, khó khăn đến đâu, con cái đều sẽ không ngại bán thân cho địa chủ nhà giàu để có tiền mai táng cho cha mẹ đã khuất.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Nhân tướng học chỉ ra: “Người có lông mọc nhiều ở 4 vị trí này tài lộc đến không cản được”
-
Bàn uống nước để 3 vật này lên chặn cửa tiền tài báo sao làm mãi vẫn nghèo: Rất nhiều nhà mắc phải
-
4 dấu hiệu cho thấy kiếp trước bạn đã từng tu hành, kiếp này hưởng phúc lớn
-
Các cụ dặn: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', vì sao?
-
Có 7 điều làm cuộc đời bạn xui xẻo, nếu ai phạm phải 1 điều thôi cũng khiến bản thân gặp họa