Người trong nghề nói gì?
Chị H., 47 tuổi vào bệnh viện ở quận Hai Bà Trưng để làm công việc chăm sóc người bệnh. Chị kể hiện tại mình đang chăm một cụ ông 87 tuổi ngồi xe lăn do mắc bệnh gout cấp tính. Vì mắc bệnh này nên ông cụ cứ thường xuyên than đau nhức và đi vệ sinh liên tục bởi tác dụng phụ của thuốc, do đó chị cứ phải để mắt ngó chừng. Chưa tính đến việc canh giờ giấc cho cụ ăn, ngủ, vệ sinh và uống thuốc, thành ra thời gian còn lại để chị ngủ cũng không được bao nhiêu. Ai nhìn thấy chị H. túc trực bên cụ ông cả ngày lẫn đêm cứ ngỡ chị là con cháu của cụ, hỏi ra mới biết chị chỉ là người được thuê chăm sóc người bệnh mà thôi.
Ấy vậy mà thấm thoát chị đã đến với nghề này được 20 năm, cũng do duyên số đẩy đưa vì mất chồng mất con vốn là chỗ dựa cho mình, nên giờ đây chị phải một mình chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác. Vừa muốn có tiền để mưu sinh, vừa muốn có tiền để chữa trị căn bệnh này, chị đã bắt đầu với công việc chăm sóc người bệnh.
20 năm làm nghề có biết bao nhiêu người bệnh đã được chị chăm sóc mà bà con cũng biết rồi đó, chăm người bệnh đâu phải dễ vì bệnh tật nên bản thân họ thường tỏ ra tức giận, cáu gắt, dễ nổi nóng. Mỗi bệnh sẽ có một cái khó riêng, người chăm sóc phải hiểu ý.
Từ người không có nhiều kiến thức chăm người bệnh nhưng qua thời gian làm việc, để ý và thậm chí là ‘học lỏm’ từ các điều dưỡng mà tay nghề của chị H. trở nên vững vàng hơn.
Tương tự chị H., chị O. kể mình cũng có 10 năm trong nghề và giờ đây hoàn toàn tự tin nhận dịch vụ chăm sóc người bệnh. Cứ người này thuê ưng ý là họ lại giới thiệu cho người kia, khiến chị không hết việc. Tùy theo tình trạng của mỗi bệnh nhân và độ tuổi khác nhau mà chị O. ra giá từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/ngày. Cứ mỗi tuần chị lại gom lương 1 lần, bắt đầu làm chị luôn có sẵn cam kết với thân nhân là luôn bên cạnh người bệnh và cập nhật thông tin liên tục cho họ.
Ca bệnh nào càng khó thì tiền càng cao, nhưng chị chia sẻ thật là không phải ca nào mình cũng nhận, nhất là với các cụ lớn tuổi chị thường từ chối. Không phải chị ngại vất vả mà chị bảo rằng ngày xưa cũng từng chăm những cụ như thế này, lớn tuổi kèm thêm bệnh nên tính khí nóng nảy cứ thường chửi bới mình còn chưa kể quỵt tiền nữa, nên tốt nhất chị tránh cho bớt phiền.
Được biết, không chỉ đối với chị H., chị O. mà đối với rất nhiều người, công việc này hiện nay trở nên rất thịnh hành, nhất là tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Lão khoa Trung ương, Việt Xô... Đối với thân nhân của bệnh nhân, không quá khó để tìm kiếm những người như chị H., chị O. bởi chỉ tham gia vào các hội nhóm trên mạng xã hội đăng tin tìm với các nội dung như tình trạng của người bệnh, chi phí dự kiến trả bao nhiêu là sẽ có người liên hệ, hoặc thông qua các mối quan hệ giới thiệu là có ngay.
Công việc chính của người chăm sóc bệnh nhân
Theo các bác sĩ tại các bệnh viện lớn cho biết ở các nước phát triển công việc này là của điều dưỡng nhưng vì tình trạng thiếu hụt nhân sự y tế như hiện nay nên nhu cầu thuê người chăm sóc của người nhà bệnh nhân trở nên thịnh hành.
Công việc của họ đơn giản là trông nom chăm sóc và vệ sinh thường ngày cho người bệnh, chủ yếu vẫn là sự ân cần, đỡ đần người nhà bệnh nhân trong lúc bận đi làm. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc thuê người cũng mang đến sự hài lòng cho người nhà bệnh nhân, chẳng hạn như có trường hợp vì không nắm rõ hiện trạng của bệnh nhân nên người chăm sóc không báo sớm cho bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời, hoặc do thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng tâm lý, chăm sóc qua loa, không bao dung khiến người bệnh ngày càng nặng thêm.
Do đây là thỏa thuận dịch vụ nên bệnh viện không thể cấm cản được và bệnh viện không phải là nơi cung cấp dịch vụ hay trung gian giới thiệu những người này, nên bà con có nhu cầu thì phải tự tìm kiếm. Dù vậy, để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị của bệnh nhân và tình hình an ninh trật tự tại bệnh viện cũng như sức khỏe của bệnh nhân, bệnh viện thường yêu cầu người nhà cam kết.
Cũng bởi đây là nghề tự phát và thịnh hành được nhiều người tìm đến nên bỗng nhiên trở thành nghề hot hái được nhiều tiền, song theo các lãnh đạo bệnh viện cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ hơn vì việc chăm sóc người bệnh là lâu dài, nếu với giá cả đắt đỏ như thế thì e là rất ít gia đình đủ điều kiện để đáp ứng được trong suốt cả quá trình.
Thế mới nói, sống ở những vùng trung tâm, không thiếu việc để làm, không thiếu cơ hội để hái ra tiền, quan trọng nhất là bạn cần nhanh nhạy với thị trường việc làm.
Tác giả: Mộc
-
Ngôi làng nhiều gái đẹp nhất Việt Nam: Ai nghe tên cũng bất ngờ vì toàn là con cháu cung tần mỹ nữ xưa
-
Nghèo tới mấy cũng đừng chặt 3 loại cây này kẻo mất hết phúc lộc: Càng trồng lâu, càng lắm tiền nhiều của
-
Có 3 loại người nhìn vào tưởng ngờ nghệch nhưng hóa ra thông minh không tưởng
-
Dân gian có câu: "Ba đồ vật sau dù nghèo mấy không nên mượn, mượn rồi sẽ gặp xui xẻo'', đó là gì?
-
NS Chí Trung tuyên bố không cưới bạn gái kém 18 tuổi, tiết lộ đã đặt chỗ ở trại dưỡng lão