Thương mại điện tử
Trải qua 02 năm đại dịch, trong khi các ngành nghề khác ở trong tình trạng “đóng băng” thì TMĐT lại phát triển bùng nổ và trở thành xu thế tất yếu trong cuộc sống hiện đại. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu về nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực TMĐT có trình độ và kỹ thuật cao được ưu tiên hơn bao giờ hết.
So với các ngành nghề khác thì mức lương ngành TMĐT khá cao.
Chuyên ngành ngôn ngữ thiểu số
Ngày nay, những ngôn ngữ như tiếng Anh đã trở nên phổ biến, được nhiều người sử dụng. Người biết các thứ tiếng ít phổ biến hơn lại có ưu thế. Ngày càng có nhiều hoạt động giao lưu kinh tế, thương mại giữa các khu vực và các quốc gia nhưng vẫn chưa có nhiều nhân tài thong thạo ngôn ngữ ở những khu vực ít sử dụng tiếng Anh. Vì vậy, việc biết một ngôn ít thiểu số ngoài tiếng Anh chắc chắn có thể đem đến cơ hội việc làm và thu nhập tốt.
Y tá điều dưỡng
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mọi người ngày một tăng cao. Do đó, cơ hội việc làm cho các y tá điều dưỡng cũng ngày một nhiều.
Tính đến năm 2017, tại Mỹ có khoảng 172.000 người làm việc trng lực vực năng. Dự báo, con số ngày cần tăng thêm khoảng 35% trong 10 tới mới đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội.
Digital Marketing, Big Data
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các trang thương mại điện tử là một trong những biểu hiện cho thấy Big Data đã tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệ bằng cách thu thập dữ liệu, đánh giá hành vi của người tiêu dùng và từ đó đưa ra đề xuất các sản phẩm phù hợp với nhu cầu.
Đặc biệt, đối với ngành Digital Marketing, Big Data có thể sử dụng để thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng như kiểm tra và quản lý dữ liệu khách hàng. Dựa vào kết quả này, các công ty có thể cải tiến dịch vụ, nâng cao trải nghiệm và đưa ra cách giữ chân khách hàng.
Big Data cũng cung cấp dữ liệu phân tích hoạt động của các doanh nghiệp, giúp cải thiện hiệu suất làm việc, vận hành hiệu quả hơn...
Big Data có nhiều lĩnh vực nhỏ để nhân sự phát huy thế mạnh.
Ngành kỹ thuật điện tử truyền thông
Ngành kỹ thuật điện tử truyền thông là ngành điện tử viễn thông sử dụng các công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị và hương tiện giúp trao đổi thông tin thuận lợi trong các điều kiện không gian và thời gian khác nhau.
Với ngành học này, sinh viên có khả năng tiếp cận các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến, nắm bắt hoạt động của các mạng truyền thông hiện đại từ đó làm trủ các trang tiết bị điện tử truyền dẫn tối tân như mạng di động thế hệ mới, mạng thông tin vệ tinh, hệ thống định vị toàn cầu...
Đây không phải là ngành học dễ nhưng có tiềm năng lớn. Nghề này được coi là 1 trong 10 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất, đầu đặn qua các năm và tương lai sẽ tiếp tục cần thêm nhân sự.
Kỹ thuật ô tô, cơ khí
Ô tô đang trở thành phương tiện thông dụng và được ưa chuộng ở hầu khắp các nước trên thế giới. Nhu cầu nhân lực cho quá trình bảo trì, bảo dưỡng động cơ, các hệ thống tự động cho đến nghiên cứu, cải tiến công nghệ và dòng sản phẩm mới đều tăng lên. Đặc biệt, thị trường luôn đòi hỏi các chuyên gia và kỹ sư công nghệ ô tô có trình độ kỹ thuật cao để đảm nhận các vị trí quan trọng. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, công nghệ ô tô là ngành học không bao giờ sợ thất nghiệp trong hiện tại và cả tương lai, kéo theo nhu cầu nhân lực của ngành sẽ ngày một gia tăng.
Mức lương của kỹ sư ô tô sẽ có mức thu nhập trung bình từ 10 – 15 triệu với những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Còn đối với các kỹ sư ô tô có kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm mức lương dao động trong khoảng từ 17 – 25 triệu đồng/tháng.
Khối Kinh doanh và Kinh tế - ngành “mũi nhọn” cần nhiều nhân lực
Kinh doanh luôn là một trong những ngành hấp dẫn các bạn trẻ năng động. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, để đáp ứng nhu cầu thị trường, hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp phải không ngừng phát triển.
Có thể nói, chưa bao giờ hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp ở Việt Nam lại phát triển như hiện nay. Chỉ tính riêng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, chúng ta đã có khoảng 20 vạn doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn, liên doanh, doanh nghiệp hoạt động ngoài nước cũng rất phát triển. Đây là cơ hội về số lượng việc làm trong ngành này nhưng cũng đặt ra thách thức rất lớn về vấn đề chất lượng nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc bùng nổ công nghệ cùng với chính sách mở cửa đã góp phần thúc đẩy hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư quốc tế của Việt Nam với thế giới.
Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn cung nhân lực chất lượng trong lĩnh vực Kinh tế, bao gồm các ngành như: Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Thương mại điện tử, Kinh tế số, Quản trị Marketing đang thiếu hụt trầm trọng, đều là những ngành học được “săn đón” bậc nhất trong mỗi mùa tuyển sinh đại học hiện nay.
Mức lương khối ngành kinh tế khá cao, đối với sinh viên mới ra trường sẽ có mức lương từ 7 - 9 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, tùy vào năng lực, vị trí và kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn từ 10 - 20 triệu đồng/ tháng.