"Sát thủ" từ thuốc lá
BS. Nguyễn Phương Anh - Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, 90% trong số 660.000 ca được chẩn đoán ung thư phổi hàng năm trên thế giới là người hút thuốc lá. Nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút thuốc cao hơn gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Mức độ tăng nguy cơ khác nhau tuỳ theo loại tế bào ung thư.
Hút thuốc lá còn gây ra ung thư ở nhiều các phần khác như họng, thanh quản, thực quản, tuyến tuỵ, tử cung, cổ tử cung, thận, bàng quang, ruột và trực tràng. Tỷ lệ tử vong do các bệnh ung thư khác nhau của người hút thuốc cao gấp 2 lần người không hút thuốc và những người nghiện thuốc nặng có tỷ lệ chết vì ung thư gấp 4 lần so với người không hút.
Chuyên gia BV Phổi Trung ương cũng chỉ rõ, các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguyên nhân phần lớn là do người bệnh có tiền sử hút thuốc lá. 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguyên nhân do hút thuốc lá. Đây là căn bệnh thường gặp, đặc trưng bởi tắc nghẽn đường thở, tiến triển nặng dần, liên quan tới phản ứng viêm bất thường của phổi bởi các phần tử và khí độc hại. Các đợt cấp và bệnh đồng mắc góp phần vào mức độ nặng ở mỗi bệnh nhân.
"Nếu nguy cơ bị chết vì COPD ở người không hút thuốc là 1 thì nguy cơ này tăng lên lần ở người nghiện nặng. Ngoài bệnh ung thư phổi, người hút thuốc có tỷ lệ ung thư miệng cao gấp 27 và ung thư thanh quản cao gấp 12 lần người không hút thuốc"- BS. Phương Anh cho hay.
Ai nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện ung thư phổi?
Theo các chuyên gia ung thư, các dấu hiệu lâm sàng của ung thư phổi thường nghèo nàn và không đặc trưng, nên đa số bệnh nhân được phát hiện tình cờ. Vì vậy, điều cần thiết là phải phát hiện lâm sàng sớm khi chưa có triệu chứng. Do đó, người dân cần đi khám sàng lọc định kỳ 2 lần/năm, những người trẻ có thể duy trì 1 lần/năm.
Theo Tiến sĩ Lượng, người dân nên làm các biện pháp khám sàng lọc ung thư, đặc biệt nên chụp phổi định kỳ một năm hoặc 6 tháng/lần. Khi có dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân cần tới chuyên ngành hô hấp khám kỹ và đưa ra biện pháp điều trị.
Trong đó, những đối tượng cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện ung thư phổi bao gồm:
- Nam giới ngoài 50 tuổi.
- Người có tiền sử nghiện thuốc lá, tiếp xúc nhiều khói thuốc.
- Người nghiện rượu, bia.
- Người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
- Người sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm.
Tác giả: