Huyết áp cao
Bên cạnh đó, thành phần caffeine trong cà phê cũng có thể là nguy cơ khiến huyết áp tăng tạm thời. Do đó, nếu bạn bị huyết áp cao thường xuyên thì nên tránh xa loại thức uống này, nhất là uống trước khi thực hiện các hoạt động có thể làm tăng huyết áp như tập thể dục, lao động nặng nhọc,...
Tuy vậy, trong cà phê có chứa một số chất hoạt tính sinh học có khả năng chống oxy hóa cao, giúp giảm căng thẳng oxy hóa và tốt cho người bị huyết áp cao. Do đó, bạn vẫn có thể cân nhắc không nên uống quá 2 tách cà phê/ngày nhé!
Mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc
Mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc là một trong những triệu chứng thường gặp khi uống cà phê, do thành phần caffeine khiến bạn tỉnh táo bằng cách ngăn chặn những thụ thể adenosine thúc đẩy giấc ngủ ở não.
Do đó, nếu bạn mất ngủ thường xuyên thì không nên uống cà phê, hạn chế tiêu thụ cà phê trong vòng 6 giờ trước khi đi ngủ.
Mắc chứng rối loạn lo âu
Thành phần caffeine có thể là nguyên nhân khiến cơ thể nóng lên, tim đập mạnh, nhịp thở tăng, tương tự như khi bạn có cảm giác lo lắng. Do đó, nếu người mắc chứng rối loạn lo âu sẽ có thể gặp phải triệu chứng trầm trọng hơn nếu uống nhiều cà phê.
Ngoài ra, uống cà phê sẽ gây mất ngủ, khiến bạn ngủ không đủ giấc và dẫn đến mệt mỏi, lo âu nhiều hơn.
Tăng cân
Thực tế cho thấy cà phê có thể giúp cơ thể giảm cân nhờ vào khả năng kiểm soát sự thèm ăn và thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể.
Tuy nhiên, cà phê lại là nguyên nhân khiến bạn mất ngủ, có thể gây tăng cân nhiều hơn. Ngoài ra, nếu uống cà phê nhiều đường, sữa sẽ khiến bạn dễ tăng cân.
Trào ngược axit dạ dày
Trong cà phê có chứa thành phần caffeine, đây là chất có thể làm giãn cơ thắt thực quản dưới, khiến người có dạ dày nhạy cảm bị trào ngược axit lên thực quản. Theo Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ, để giảm tình trạng trào ngược axit thì tốt nhất không nên uống những loại đồ uống chứa caffeine như cà phê, soda, trà.
Cảm giác lo âu và run rẩy
Uống cà phê quá mức có thể làm tăng lượng adrenaline trong cơ thể, gây ra cảm giác lo âu, run rẩy và cảm giác căng thẳng.
Động kinh
Caffeine có thể làm tăng nguy cơ phát triển động kinh ở một số người có sẵn tiền sử về bệnh này hoặc có những vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ thần kinh.
Rối loạn tiêu hóa
Caffeine có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn và khó tiêu, đặc biệt là đối với những người có dạ dày nhạy cảm.
Nhịp tim không ổn định
Uống quá nhiều cà phê có thể làm tăng nhịp tim và gây ra nhịp tim không ổn định, đặc biệt là ở những người có tiền sử về vấn đề tim mạch.
Sự phụ thuộc
Sử dụng cà phê quá mức có thể làm tăng sự phụ thuộc vào caffeine và gây ra triệu chứng cảm thấy mệt mỏi, đau đầu và khó chịu khi không có cà phê.
Nhận biết và hiểu rõ những dấu hiệu này có thể giúp bạn quản lý tiêu thụ cà phê một cách hợp lý và bảo vệ sức khỏe của mình. Hãy cân nhắc giảm liều lượng hoặc ngừng uống cà phê nếu bạn gặp phải những vấn đề liên quan đến sức khỏe.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Máy giặt tích tụ nhiều cặn bẩn, vi khuẩn: Đổ 1 bát này vào lồng giặt sạch như mới, quần áo thơm tho ngay
-
Người xưa dặn kĩ, "Giường dựa 2 vách gia đình không ốm đau cũng hoạn nạn", đó là 2 vách nào
-
Qua đêm trong khách sạn ai cũng phải bật đèn nhà vệ sinh: Vì 1 lý do rất quan trọng
-
Khách sạn Nhật luôn trang bị đèn pin cho khách, hóa ra công dụng tuyệt vời bạn cũng nên áp dụng khi du lịch
-
Dân gian có câu: Trước cửa không trồng 3 cây, trong nhà không treo 3 vật đó là cây gì, vật gì?