Những điều cần biết về bệnh phổi kẽ
Bệnh phổi kẽ là một nhóm các rối loạn khác nhau gây nên sẹo tiến triển ở mô phổi. Sẹo chính là thủ phạm gây ảnh hưởng tới khả năng thở và có đủ oxy trong máu.
Triệu chứng của căn bệnh thường là ho khan hoặc ho có đàm, thở khò khèn, móng tay có đường đỉnh cong, đau tức ngực. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là:
Tiếp xúc lâu dài với các độc tố hoặc chất gây ô nhiễm: bụi silic, bụi kim loại, sợi amiăng, khói thuốc lá,…
Nhiễm khuẩn: nhiễm virus, ký sinh trùng, nấm và vi khuẩn.
Bức xạ
Sử dụng thuốc hóa trị hoặc thuốc tâm thần, bệnh tim mạch,…
Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi kẽ có thể là do bệnh nhân đang bị viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, viêm tiểu phế quản, bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây viêm phổi mạn tính,…
Những loại thực phẩm tốt cho người bị bệnh phổi kẽ
Thực phẩm từ sữa
Sữa chua, pho mát, sữa tươi,… đặc biệt quan trọng với những người có tình trạng phổi bị tổn thương. Bởi vì, trong sữa có chứa protein, vitamin và khoáng chất rất tốt cho phổi.
Trong trường hợp, bạn bị dị ứng về sữa hoặc không thể dung nạp lactose trong sữa thì hãy hỏi chuyên gia dinh dưỡng về giải pháp lựa chọn thực phẩm từ sữa cho phù hợp.
Trái cây và rau xanh
Các loại trái cây và rau xanh rất giàu chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng phổi và giúp phổi chống đỡ với các tác nhân gây bệnh hiệu quả.
Vậy người bị bệnh phổi ăn gì với thực phẩm rau xanh và trái cây? Lời khuyên cho bạn nên lựa chọn bưởi, cam, lê, táo, rau cải, củ cải,… giàu vitamin C, E, B và chất chống oxy hóa, ức chế khối u ở phổi phát triển.
Carbohydrate
Các loại carbohydrate có chứa nguồn tinh bột dồi dào duy trì năng lượng cho bạn suốt cả ngày. Bạn có thể lựa chọn bánh mỳ, ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây rất giàu vitamin B1, B2, B6, acid pantothenic và axit folic.
Bổ sung protein trong chế độ ăn uống hàng ngày
Protein có trong thịt, cá, trứng, các loại đậu như đậu hà lan, đậu phụ không những có tác dụng giữ cho cơ bắp mạnh mẽ mà còn nâng cao hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Đặc biệt, trong protein còn chứa sắt giúp mang oxy đi khắp cơ thể và kẽm giúp chữa lành vết thương ở phổi. Như vậy, với câu hỏi: Người bệnh phổi ăn gì thì tốt? chắc hẳn đã giúp bạn có câu trả lời thỏa đáng!
Trà xanh
Từ lâu, trà xanh được biết tới là loại thức uống có tác dụng tuyệt vời với sức khỏe con người. Đặc biệt, theo một nghiên cứu của trung tâm y tế thuộc Đại học Marylan (Nhật Bản), trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa cao như: ECG, EGCG, EC và EGC có tác dụng làm giảm nguy cơ bị ung thư. Đồng thời, các chất dinh dưỡng catechin, tannin và flavonoid rất có lợi cho phổi, ngăn chặn các bệnh cảm cúm, viêm phế quản, viêm phế quản mãn tính,…
Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp một lượng giá trị của các carbohydrate, nguồn nhiên liệu chính của cơ thể của bạn, cũng như một loạt các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Các vitamin B trong ngũ cốc nguyên hạt đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất năng lượng và kiểm soát nhiệt độ cơ thể, rất quan trọng khi bạn đang mệt mỏi và sốt. Ngũ cốc cũng là một nguồn tốt của selenium, một khoáng chất hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch.
Thực phẩm giàu protein
Protein đóng một vai trò quan trọng trong việc sửa chữa mô và tăng chức năng miễn dịch. Chọn những nguồn thực phẩm ít chất béo bão hòa, chẳng hạn như đậu, đậu lăng, gia cầm không da, thịt trắng và cá. Tránh các nguồn chất béo bão hòa, chẳng hạn như các loại thịt đỏ và qua xử lý, có thể làm tăng tình trạng viêm.
Cá nước lạnh như cá hồi và cá mòi, cung cấp một lượng lớn protein và chất béo omega3, là chất béo chống viêm cho cơ thể của bạn. Nghiên cứu của Đại học Y Nebraska, cho thấy rằng súp gà có thể giúp cải thiện độ ẩm và dinh dưỡng trong cơ thể khi bạn có một nhiễm trùng đường hô hấp. Để làm món súp gà tăng thêm dinh dưỡng, thêm rau có chất chống oxy hóa phong phú, chẳng hạn như rau lá xanh xắt nhỏ và cà chua thái hạt lựu.
Tác giả: