1. Thực phẩm giàu chất béo
Đối với những người bị viêm loét dạ dày, việc ăn quá nhiều chất béo trong một ngày có thể là nguyên nhân làm tăng tình trạng viêm niêm mạc dạ dày, các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày cũng sẽ trở nên nặng hơn cũng như các cơ đau dạ dày cũng trở nên đau và khó chịu hơn rất nhiều. Người bệnh nên tránh ăn những thực phẩm giàu chất béo như: đồ ăn chiên rán, thịt xông khói, bơ, socola, xúc xích...
2. Thực phẩm có tính cay nóng
Các thực phẩm có tính cay nóng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng loét dạ dày vì khi ăn các thực phẩm này rất dễ bị ợ nóng. Chứng ợ nóng có thể gây kích ứng niêm mạch dạ dày và làm trầm trọng thêm các chiệu trứng viêm loét, tình trạng đau bụng cũng nặng hơn. Bạn nên tránh ăn các các thực phẩm như ớt, măng ngâm cay...
Ngoài ra, một món ăn rất ngon và được nhiều người ưa thích nhưng những người bị viêm loét dạ dày nên hạn chế tuyệt đối đó là socola vì nó là nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng và làm tăng viêm loét dạ dày.
3. Thực phẩm có hàm lượng axit cao
Việc dạ dày tiết ra axit để tiêu hóa thức ăn là việc vô cùng bình thường trong cơ chế hoạt động dinh dưỡng của con người. Tuy nhiên, những người bị viêm loét dạ dày nên hạn chế các loại thực phẩm khiến dạ dày phải tiết axit ra nhiều hơn hay bản thân thực phẩm đó đã chứa rất nhiều axit rồi. Những điều này có thể gây kích ứng và làm mỏng hơn vùng niêm mạc dạ dày. Thực phẩm có tính axit cao làm tăng sản xuất axit dạ dày, gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
Ví dụ như, thực phẩm có hàm lượng axit cao như cà chua có thể gây ra chứng ợ nóng ở một số người và kích thích vết loét. Vì vậy, tránh cà chua có thể có lợi cho những người bị loét dạ dày. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh ăn các loại thực phẩm như dưa chua vì nó có thể gây kích ứng dạ dày, khiến cơn đau trầm trọng hơn. Dưa muối cũng có hàm lượng muối cao có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
4. Đồ uống chứa các chất kích thích
Đối với những người bị viêm loét dạ dày nên hạn chế tối đa uống rượu bia, tốt nhất là không nên uống, vì tất cả rượu bia, đặc biệt là rượu mạnh đều gây kích thích dạ dày và làm chậm quá trình chữa lành bệnh. Ngoài ra, các đồ uống có chứa caffeine như cà phê, trà đặc… cũng không tốt cho người bệnh.
Để cải thiện triệu chứng cũng như giúp ngăn ngừa tái phát cơn đau dạ dày, người bệnh nên tránh ăn các thức ăn gây kích kích. Việc tiết ra ít axit sẽ giúp giảm đau và giúp niêm mạc dạ dày của bạn có thời gian để chữa lành. Thay vì ăn một bữa ăn với số lượng lớn đồ ăn thì những người bị viêm loét dạ dày nên ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên trong ngày. Dạ dày của bạn có thể dung nạp các bữa ăn nhỏ tốt hơn, do đó sẽ giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Ngừng ăn ít nhất hai giờ trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn có thời gian để tiêu hóa bữa ăn trước khi bạn nghỉ ngơi.
Tác giả: Minh Hằng
-
5 thực phẩm sát thủ của dạ dày, nhất là loại thứ 3 nhiều người yêu thích
-
Trứng gà ngâm với mật ong theo cách này: Trị viêm loét dạ dày, tăng "vòng 1", chị em sau sinh càng nên ăn
-
5 loại rau liệt vào ''danh sách đen'' của người viêm loét dạ dày, càng ăn càng giảm tuổi thọ
-
5 thói quen tàn phá dạ dày, nếu không muốn bị cắt bỏ thì hãy thay đổi ngay
-
5 loại trái cây là "kẻ thù" số 1 của dạ dày, nhiều người vẫn cố ăn mỗi ngày mà không biết