Người biết chịu thiệt là cách để tạo phúc báo về sau

( PHUNUTODAY ) - Người xưa có nói: " có hại chịu thiệt là phúc báo" quả không sai. Đời người ai cũng gặp khó khăn nhưng cách người ta đối diện với nó như nào mới đáng nói.

Phật răn dạy chúng ta hãy chăm chỉ làm việc tuy vất vả một chút, sống khiêm tốn, không khoe khoang… sẽ làm tâm thư thái và tụ được sinh khí cho bản thân. Còn ngược lại sẽ làm tinh thần hao mòn bất an. 

Đạo phật có dạy chúng ta về cách chịu thiệt thòi tạo phúc báo

Thà rằng tự tin, cũng chớ đừng mù quáng bi quan. Bởi tự tin thực sự là năng lực, cho dù bạn tự tin có chút mù quáng, cũng sẽ không ảnh hưởng đến đại cục, bạn có thể điều chỉnh tâm thái ngay trong thực tiễn, và tìm thấy vị trí thích đáng của mình. Nếu như đi sang tự ti mù quáng, tất nhiên bạn sẽ mất đi tất cả.

Thà rằng mang tiếng thua, cũng không cần chỉ thắng không thua. Dù rằng vất vả, cũng chớ đừng ham muốn hưởng lạc. Thà được khỏe mạnh, khi gặp bất trắc vẫn giữ được tấm thân còn hơn được công danh lợi lộc, khi sức khỏe đã tàn có tiền cũng chẳng làm được gì.

Cho dù chịu thiệt, cũng không cần chiếm chút tiện nghi nhỏ. Bởi vì đại đa số người thích chiếm chút tiện nghi nhỏ mà không chịu nổi thiệt. Bạn cần tin rằng “chịu thiệt là phúc”.

Không cần phải tự cho mình là người thông minh, cần có thái độ khiêm tốn một cách thận trọng.

Trong lịch sử đã có rất nhiều câu chuyện thật chứng minh câu nói "có hại chịu thiệt là phúc" dưới đây là một câu chuyện như vậy.

Cách đây đã khá lâu, có một người thanh niên trẻ tuổi đem theo một chút vốn liếng lên thành phố làm ăn. Anh ta làm công việc lát sàn gạch cho các công trình.

Sau một thời gian khá khó khăn, anh ta đã ký được một hợp đồng nho nhỏ. Ông chủ của đối tác ký hợp đồng cho rằng, với khối lượng công việc như vậy thì đơn giá mà anh ta đưa ra chắc chắn sẽ bị lỗ. Nhưng ông không hiểu sao người thanh niên trẻ này lại đưa ra một mức giá như vậy. Thế là, ông chủ liền nhắc nhở một nhân viên thân tín của mình: “Tôi chắc chắn anh ta không thể kiếm được tiền với cái hợp đồng này. Vì vậy, rất có thể anh ta sẽ bớt xén nguyên liệu. Cậu hãy quan sát và theo dõi anh ta thật sát sao cho tôi!”

Sau khi công trình hoàn thành xong, ông chủ lớn này không phát hiện được bất kỳ dấu hiệu nào chứng tỏ người thanh niên trẻ tuổi đã ăn bớt nguyên vật liệu. Ông thầm nghĩ: “Chẳng lẽ lại có người làm ăn cao siêu vậy sao? Có thể kiếm được tiền đến mức người lâu năm như mình mà nhìn không ra được? Rõ ràng theo tính toán thì anh ta phải lỗ…” Những suy nghĩ ấy cứ chạy mãi trong đầu ông.

Ngày cuối cùng khi thanh lý hợp đồng, ông chủ lớn muốn giải tỏa được những thắc mắc trong lòng mình bấy lâu nên đã cất giọng hỏi: “Cậu có kiếm được tiền từ hợp đồng này không?”

Thanh niên trẻ trả lời: “Nói thật là tôi không kiếm được đồng nào từ hợp đồng này, hơn nữa còn bị lỗ một khoản không nhỏ!”

Ông chủ đối tác lại hỏi: “Cậu làm xong rồi mới biết là không kiếm được đồng nào hay là từ lúc ký hợp đồng đã biết là hợp đồng này không thể có đồng lợi nhuận nào?”

Thanh niên trẻ ngập ngừng nói: “Sau khi ký hợp đồng xong thì tôi biết là không thể có lợi nhuận từ hợp đồng này!”

Ông chủ kinh ngạc hỏi lại: “Vậy sao cậu biết là sẽ bị lỗ mà vẫn làm?”

Anh ta thật lòng trả lời: “Bởi vì hợp đồng đã ký xong rồi, cho nên tôi phải hết lòng tuân thủ theo các điều khoản, phải hoàn thành công việc của mình theo đúng thời hạn hợp đồng.”

Ông chủ hỏi: “Vậy cậu đã bị thiệt hại bao nhiêu tiền?”

Người thanh niên trả lời: “Toàn bộ số vốn nhỏ mà tôi dùng để bắt đầu làm ăn đều đã phải bù lỗ cho hợp đồng này hết rồi!”

Ông chủ này liền nói với người thanh niên trẻ kia: “Tôi mời cậu bữa cơm tối nay nhé!”

Bữa cơm tối hôm ấy, không chỉ có ông chủ lớn và người thanh niên trẻ tuổi kia mà còn có rất nhiều các trưởng phòng ban chủ quản của công ty đến tham dự. Ông chủ nói với tất cả nhân viên chủ chốt của mình: “Từ nay về sau, tất cả hạng mục lát sàn nhà các công trình của chúng ta đều giao cho cậu ấy làm. Mọi người không cần phải tìm đối tác nào khác nữa!”

Về sau này, người thanh niên trẻ tuổi ấy luôn giữ chữ tín và thành thật trong kinh doanh, vì vậy đã có một sự nghiệp hưng thịnh, phát đạt.

Trong câu chuyện trên, người thanh niên trẻ tuổi vì đã thỏa thuận nên cho dù thế nào đi nữa, thiệt hại hết cả vốn, cũng một lòng hoàn thiện. Mặc dù đối với hợp đồng này anh ta bị thua lỗ nhưng cuối cùng sau này lại kiếm được nhiều tiền hơn. Anh ta tổn thất một chút tiền bạc nhưng lại nhận được tín nhiệm và danh dự từ người khác. Cuối cùng anh vẫn trở thành người chiến thắng.

Tác giả: Hồ Thị Huyền Trang