Người đàn ông 31 tuổi nhiễm trùng não, hoại tử tai do dùng tăm bông để ngoáy
Điển hình như trường hợp của nam bệnh nhân giấu tên 31 tuổi. Được biết, thời gian trước anh thường có cảm giác đau rồi dần mất thính giác ở tai trái nhưng do chủ quan chần chừ việc đi khám đã khiến tai bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
Hậu quả là anh bắt đầu trải qua các triệu chứng thần kinh như co giật và không thể nhớ tên của mọi người, sau đó ngất xỉu và được đưa đến bệnh viện.
Tại đây, các xét nghiệm cho thấy anh đã bị viêm tai giữa hoại tử externa bắt đầu từ ống tai sau đó gây nhiễm trùng xương ở đáy hộp sọ, tiếp tục đi lên màng não lẫn não.
Và cũng trong các xét nghiệm ấy, bác sĩ đã tìm ra thủ phạm làm anh sống dở chết dở đó là mảnh bông ở một bên tai, bởi bệnh nhân này thường có thói quen dùng tăm bông để vệ sinh.
Bác sĩ điều trị lý giải, mảnh bông sót lại trong tai sẽ làm nhiễm trùng và chính chất độc từ nhiễm trùng do vi khuẩn ấy kích hoạt cơn động kinh, có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân bất cứ lúc nào.
Vệ sinh tai đúng cách tránh bị điếc và hoại tử
Từ trước đến nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng dùng tăm bông ngoáy tai là cách an toàn nhưng thực tế tăm bông không được các bác sĩ khuyến khích sử dụng.
Bởi nó chỉ thích hợp làm sạch bộ phận bên ngoài tai, còn bên trong tai thì không chỉ khiến ráy tai vào sâu hơn, mà còn dễ khiến chúng ta nhận hậu quả nặng nề như trường hợp của nam bệnh nhân vừa kể trên.
Thông thường, ráy tai có thể tự rơi ra ngoài khi chúng ta cử động cơ hàm lúc ăn, uống, nói chuyện nên không việc gì phải lo lắng và cố gắng lấy chúng ra mỗi ngày.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ráy tai lại hình thành quá nhiều, không thể tự thoát ra ngoài như cách thông thường được và gây ảnh hưởng đến khả năng nghe dẫn đến tình trạng nút ráy tai. Lúc này, chúng ta có thể áp dụng các phương pháp loại bỏ ráy tai tại nhà sau.
Cách lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thế nào cho an toàn?
Biện pháp an toàn nhất là dùng khăn ẩm lau ống tai ngoài khi tắm cho bé. Sau khi dùng khăn mặt mỏng lau sạch các góc tai ngoài, hãy xoắn một đầu khăn lại như hình cái kén rồi đưa một đoạn ngắn vào trong ống tai của bé. Làm như vậy các ba mẹ sẽ chạm tới ráy tai và khiến nó tự rơi ra ngoài. Nên tránh đụng chạm nhiều đến ống tai vì càng kích thích, ráy tai sẽ sản sinh càng nhiều.
Có nên lấy ráy tai cho trẻ khi có nút ráy tai?
Trong một số trường hợp hẹp ống tai, hoặc có sự bài tiết quá mức do rối loạn bài tiết các tuyến ở ống tai, do phản ứng với chấn thương, nhiễm trùng hoặc do người lớn vệ sinh tai cho bé không đúng cách như dùng que gòn lau chùi ống tai nhưng lại vô tình đẩy ráy tai càng lúc càng sâu hơn, ráy tai sẽ tích tụ nhiều, không được đẩy ra ngoài theo cách tự nhiên tạo nên nút ráy tai.
Khi này thì các ba mẹ nên lấy bỏ nút ráy tai cho bé để tránh hiện tượng ứ đọng dịch bẩn gây viêm ống tai ngoài, gây ra các triệu chứng ù tai, nghe kém (cản trở nghe đường khí) làm cho bé khó chịu. Những bé chưa biết nói, nút ráy tai cũng làm cho bé khó khăn khi phát âm một số âm trầm do khó nghe những âm này, do đó việc loại trừ nút ráy cũng rất cần thiết.
Tuy nhiên, các ba mẹ không nên tự lấy nút ráy tai cho bé tại nhà mà nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để lấy ráy cho bé, tránh những rủi ro có thể xảy ra như rách ống tai ngoài, rách màng nhĩ thậm chí một số trường hợp nặng nề gây tổn thương cả mê nhĩ ở tai trong và não.
Nếu không có điều kiện thuận lợi, các bà mẹ có thể dùng dung dịch clorua natri 0,9% (nước muối sinh lý) để nhỏ vào tai cho bé nhiều lần trong ngày, thường là từ 3 – 5 lần hoặc hơn nếu có thể, mỗi lần từ 10 – 20 giọt để cho nút ráy tai được thấm nhiều nước muối và dần sẽ mềm đi, rã ra. Sau đó theo dõi từ 5 – 7 ngày, nếu ráy tai chỉ mềm đi mà không rã ra thì các ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để lấy hoặc hút ra. Nếu ráy tai rã nhiều, các ba mẹ tiếp tục nhỏ nước muối sinh lý 5 – 7 ngày nữa cho đến khi ráy tai rã hết và được đẩy ra khỏi ống tai.
Nếu thực hiện theo cách trên không hiệu quả, bạn nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng để khám và lấy ráy tai.
Tác giả: