Cô Lâm 45 tuổi ở Hồ Nam (Trung Quốc), bị chảy máu cam và mỗi tháng đến kinh nguyệt cô đều rất đau đớn, khó chịu. Đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ nói cô Lâm bị bệnh phụ khoa. Thật kỳ lạ, tại sao chảy máu cam lại liên quan đến bệnh phụ khoa?Xe cứu hộ tông hàng loạt xe máy dừng đèn đỏ, nhiều người thương vongĐây là tư thế ngủ hoàn hảo nhất trong những ngày "đèn đỏ", nhiều chị em không nằm sẽ hối hậnBác sĩ Đỗ Quân Cường, phó Khoa Phụ sản Bệnh viện Nhân dân thành phố Đông Dương giải thích về vấn đề này.
Trường hợp của cô Lâm là bị bệnh lạc nội mạc tử cung
Bệnh lạc nội mạc tử cung xảy ra khá phổ biến với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tình trạng bệnh cụ thể như sau: Khi bị bệnh, các tế bào ở lớp lót mặt trong của thành tử cung (nội mạc) hình thành và bong tróc ra hàng tháng vào mỗi kì kinh nguyệt.
Nếu lớp nội mạc này chỉ nằm trong tử cung sẽ không gây hại. Tuy nhiên, khi chúng hình thành và phát triển ở các khu vực khác của vùng chậu sẽ gây ra tình trạng lạc nội mạc tử cung. Lớp nội mạc này có thể xuất hiện ở buồng trứng, ruột, bàng quang, cổ tử cung, âm đạo và vòi trứng, thậm chí ở cánh tay, đùi và các bộ phận khác.
Khi nó xuất hiện ở xoang mũi, mỗi tháng cũng giống như nội mạc bình thường trong tử cũng sẽ chảy máu, đây cũng chính là nguyên nhân chảy máu mũi dẫn đến bị bệnh phụ khoa. Cô Lâm cũng chính là nội mạc tử cung chạy đến khoang mũi, dẫn đến bị chảy máu cam hàng tháng.
Người phụ nữ bị chảy máu cam khi đến đèn đỏ, nghe bác sĩ chẩn đoán mới giật mình ảnh 3Cô Lâm bị chảy máu cam do nội mạc xâm lấn đến khoang mũi gây chảy máu. (Ảnh minh họa)
Mặc dù lạc nội mạc tử cung không phải là khối u, nhưng nó có đặc điểm xâm lấn cục bộ, và gây bệnh rộng khắp, dẫn đến xuất hiện các vấn đề ở các cơ quan khác, và có đặc điểm gây bệnh tương tự như ung thư. Nó được gọi là một loại phụ khoa "ung thư lành tính".
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung
Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm:
- Xuất hiện những cơn đau vùng chậu trong thời kì hành kinh và cơn đau càng ngày càng nặng theo thời gian
- Đau thắt lưng và đau bụng
- Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục
- Đau khi đại tiện, tiểu tiện trong kì kinh nguyệt
- Thời gian hành kinh của bạn có thể kéo dài hơn hoặc bị chảy nhiều máu hơn;Có máu trong phân hoặc nước tiểu, chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục
- Mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi hoặc buồn nôn, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt;Đau dữ đội trong thời kì kinh nguyệt
- Đau trước và trong kì kinh
- Đau khi quan hệ tình dục
- Gặp một số rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bệnh lạc nội mạc tử cung gần một nửa tỉ lệ dẫn đến vô sinh
Người phụ nữ bị chảy máu cam khi đến đèn đỏ, nghe bác sĩ chẩn đoán mới giật mình ảnh 5Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung khả năng vô sinh khá lớn.
Tỷ lệ vô sinh ở bệnh nhân lạc nội mạc tử cung cao tới 40%. Điều này là do bệnh lạc nội mạc tử cung có thể gây ra những thay đổi môi trường trong khoang chậu, có thể ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng, dẫn đến khó rụng trứng, có thể gây ra độ bám dính của ống dẫn trứng, gây ra vấn đề trong vận chuyển trứng thụ tinh. Bình thường bệnh nhân được tiếp nhận vào bệnh viện, có bộ phận lớn chính là sau khi kiểm tra mới phát hiện vô sinh.
Cách điều trị, phòng ngừa bệnh lạc nội mạc tử cung
Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để đối với căn bệnh này. Các phương pháp chữa trị hiện tại được đưa ra chỉ nhằm làm giảm đau đớn cho người bệnh và giảm tình trạng phát triển của nội mạc tử cung. Thông thường, những người mắc bệnh sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc giảm đau hoặc thuốc giúp cân bằng hormone, nhưng những thuốc này không thể trị triệt để bệnh và sẽ mất tác dụng khi ngừng dùng. Đồng thời, bạn có thể sẽ phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ nguy hại như mãn kinh sớm, khô âm đạo, giảm mật độ xương, dẫn đến tăng nguy cơ loãng xương. Trong trường hợp nặng nhất, bạn có thể phải tiến hành phẫu thuật nội soi hoặc cắt bỏ tử cung.
Do đó, việc phát hiện sớm cũng như tích cực đề phòng căn bệnh này là vô cùng cần thiết. Những biện pháp phòng ngừa bệnh lạc nội mạc tử cung là:
- Thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình: Hãy để ý đến độ ổn định về thời gian, lượng máu kinh nguyệt cũng như các cơn đau trước và trong khi hành kinh. Nếu chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày để giữ khu vực này luôn sạch sẽ, khô ráo. Bạn cũng nên chú ý không tác động mạnh vào sâu bên trong âm đạo để tránh các loại vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong có thể gây viêm nhiễm.
- Luôn giữ lối sống lành mạnh, tập luyện thể thao thường xuyên, đặc biệt cần tránh tình trạng béo phì. Bạn cũng nên tránh xa rượu và các chất kích thích như caffeine. Những biện pháp này giúp duy trì sự cân bằng của estrogen - một hormone có tác dụng kích thích sự phát triển của các tế bào nội mạc tử cung.
Tác giả: Bảo Trâm
-
Những loại nước ép từ rau xanh đào thải hoàn toàn chất béo, giúp chị em giảm cân hiệu quả nhất
-
Kiên trì ăn cải thảo mỗi ngày cơ thể bạn sẽ có 5 thay đổi bất ngờ
-
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa
-
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa
-
6 lý do mà các chuyên gia khuyên bạn nên ăn thịt gà thay vì thịt bò và lợn