Người phụ nữ từ hoàng đế trở thành ni cô trong sử Việt

( PHUNUTODAY ) - Lý Chiêu Hoàng là nữ hoàng duy nhất ở Việt Nam nhưng cũng là người có số phận lạ lùng với 7 lần ở những danh vị khác nhau trong đó có cả là ni cô.

Người phụ nữ trong sử Việt từ hoàng đế trở thành ni cô

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Lý Chiêu Hoàng (1218-1278) tên thật Lý Phật Kim, sau đổi tên thành Lý Thiên Hinh, con vua Lý Huệ Tông và hoàng hậu Trần Thị Dung. Năm 7 tuổi, Lý Chiêu Hoàng được cha nhường lại ngôi báu. Bà trở thành nữ hoàng duy nhất trong sử Việt.

Năm 1225, theo sự sắp đặt của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng buộc phải nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Lý suy vong, nhà Trần thay thế. Lý Chiêu Hoàng vừa không bảo vệ được cơ nghiệp của nhà Lý, vừa chẳng thể quyết định được tương lai của bản thân.

Sau khi trút bỏ áo ngự mời Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế và trở thành vị vua đầu tiên của nhà Trần, Lý Chiêu Hoàng được sắc phong làm hoàng hậu, gọi là Chiêu Thánh. Bảy năm sau (1232), khi 14 tuổi bà sinh con trai nhưng không may thái tử mất ngay sau đó. Để giữ được ngai báu cho dòng họ nhà Trần, Trần Cảnh bị ép lấy Thuận Thiên công chúa (lúc này đang là vợ của Trần Liễu, anh trai của nhà vua) và giáng Chiêu Thánh xuống làm công chúa. Quá buồn và chán nản, bà xuống tóc đi tu.

Năm 7 tuổi, Lý Chiêu Hoàng được cha nhường lại ngôi báu. Bà trở thành nữ hoàng duy nhất trong sử Việt.

Cuộc đời bà trải qua nhiều gập ghềnh, trở thành người có số phận lạ lùng nhất trong lịch sử Việt Nam với 7 lần ở những danh vị khác nhau, từ công chúa, hoàng thái tử, nữ hoàng nhà Lý đến hoàng hậu, công chúa, ni cô và cuối cùng là phu nhân dưới thời Trần. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ nhất (1257- 1258), tướng Lê Tần lập được nhiều chiến công, đặc biệt là công cứu Trần Thái Tông trong một trận đánh khốc liệt nên được vua đổi tên là Lê Phụ Trần. Sau khi đánh đuổi quân Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi, Trần Thái Tông không chỉ phong tước cho Lê Tần mà còn gả vợ cũ của mình cho ông.

Với quãng thời gian 20 năm sống với Lê Phụ Trần, Chiêu Thánh sinh được 2 người con. Con trai là Thượng vị hầu Tông (có nghiên cứu cho rằng người này là danh tướng Trần Bình Trọng nổi tiếng với câu nói: Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc). Còn con gái của bà là Ứng Thụy công chúa Khuê.

Theo chính sử, trong lần về thăm quê hương Cổ Pháp (nay thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh), bà đã qua đời ở tuổi 60 và được thờ ở Đền Rồng. Tuy là vua chính thức của vương triều nhà Lý nhưng 8 vị vua trước bà (từ Lý Thái Tổ tới Lý Huệ Tông) được thờ tại Đền Đô, riêng bà lại thờ tại khu vực khác.

Cuộc đời bà trải qua nhiều gập ghềnh, trở thành người có số phận lạ lùng nhất trong lịch sử Việt Nam với 7 lần ở những danh vị khác nhau, từ công chúa, hoàng thái tử, nữ hoàng nhà Lý đến hoàng hậu, công chúa, ni cô và cuối cùng là phu nhân dưới thời Trần.

Lý do Lý Chiêu Hoàng không được thờ cùng với các vị vua khác thời Lý

Tuy là vua chính thức của vương triều nhà Lý - vương triều rực rỡ của nước Đại Việt, đặt nền móng cho sự thịnh trị của các triều đại sau này - nhưng Lý Chiêu Hoàng không được sử sách công nhận một cách công bằng. Nhà Lý có 9 vị vua nhưng chỉ có 8 vị trước bà (từ Lý Thái Tổ tới Lý Huệ Tông) được thờ tại Đền Đô, riêng bà lại thờ tại khu vực khác, gọi là Đền Rồng.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng vì Lý Chiêu Hoàng đã để mất ngôi nhà Lý nên bị coi là mang tội với dòng họ, không được thừa nhận và phải thờ riêng. Còn theo Giáo sư Sử học Vũ Văn Ninh, có thể vì bà làm vua trong 2 năm nhưng do còn nhỏ nên không có công lao gì với đất nước. Hơn nữa, về sau bà đã nhường ngôi vua, rồi lại bị phế ngôi hoàng hậu, trở thành công chúa và cuối cùng "xuất giá tòng phu" không còn là người trong cung thất nhà Lý.

Tác giả: Vũ Thêm