Người thông minh thực sự sẽ không bao giờ phạm phải việc này, kẻ hồ đồ cứ phạm thường xuyên

( PHUNUTODAY ) - Bạn là người thông minh hay ngốc nghếch hãy cứ xem những điều này.

Tại sao lại xảy ra cãi vã?

Người thông minh thực sự không bao giờ cãi nhau. Bởi thực ra, mọi chuyện cãi vã đều bắt nguồn từ vấn đề giao tiếp.

Giao tiếp giữa người và người, đó là một quá trình biên tập và giải mã tín hiệu thông tin. Vì hai bên có lập trường, hoàn cảnh, kinh nghiệm, văn hóa… khác nhau nên quá trình giải mã tín hiệu thông tin nói trên khó có thể tránh khỏi việc “đọc sai”.

Kết quả của việc “đọc sai” này là sẽ dẫn đến việc hiểu sai, việc xử lý những thông tin tiếp theo vì thế càng lúc càng trở nên rối rắm, mắc sai phạm.

Trong tiềm thức, chúng ta thường có tâm lý đề phòng người khác đánh giá thấp hoặc phủ nhận mình. Dù là ai thì mỗi người cũng đều kỳ vọng người ngoài thừa nhận mình, đó cũng là nguồn động lực để chúng ta tích cực và nỗ lực.

Khi giữa chúng ta xảy ra cãi vã, để nhanh chóng “hạ bệ” đối phương, chúng ta sẽ công kích đối phương trên phương diện đạo đức.

Và khi đó, vấn đề không còn là “hai bên, ai đúng, ai sai” nữa mà đã nâng cấp thành một “trận chiến công kích về nhân cách” và “trận chiến bảo vệ nhân cách”.

Vì thế, khi cãi nhau đến một mức độ nhất định, chúng ta không còn cãi nhau để phân rõ ai đúng ai sai nữa mà đơn giản chỉ để thắng, để hả hê.

Hay nói cách khác, chúng ta bị chính cảm xúc của mình “dắt mũi”. Và vì thế, cãi vã trở thành quá trình chúng ta đấu tranh với cảm xúc của bản thân. Hay nói cách khác, kẻ thù thực sự khi chúng ta cãi nhau không phải là đối thủ đối diện mà chính là cảm xúc của chúng ta.

Thứ cảm xúc ẩn nấp trong cơ thể mới là kẻ thù lớn nhất trong mỗi con người. Đáng sợ nhất là: Con người một khi bị cảm xúc chi phối, phần ma quỷ trong tâm sẽ tranh thủ cơ hội này lộ diện.

Đây cũng chính là nguồn cơn của nhiều hành vi kích động. Và sự kích động nhất thời sẽ gây ra hàng loạt những việc đáng hối hận cả đời. Nếu là người thực sự thông minh, họ sẽ không đưa mình vào tình huống này.

Vì thế cho nên, khi chúng ta bị giận dữ, kích động, tuyệt đối không nên vội vã “phản công”, hãy kiềm chế bằng cách đếm từ 1 đến 10, sau đó tiếp tục giao lưu, nói chuyện.

Người thông minh sẽ không tùy tiện tiết lộ những bí mật này

Người mà bạn nghĩ là không đủ năng lực

Luôn luôn sẽ có những người bất tài trong bất kỳ chỗ làm nào và rất có thể là mọi người đều biết họ là ai. Nếu bạn không có năng lực giúp họ tiến bộ hoặc sa thải họ thì bạn cũng không có lợi gì khi bàn tán về sự vô dụng của họ. Việc nhận định về một đồng nghiệp kém năng lực cũng không làm bạn trông tốt hơn. Thậm chí, bình luận của bạn sẽ khiến các đồng nghiệp có những ý kiến tiêu cực về bạn.

Thu nhập của bạn

Cha mẹ có lẽ thích nghe việc bạn kiếm được bao nhiêu mỗi tháng. Nhưng ở chỗ làm, điều này chỉ gây ra những phiền toái mà thôi. Không thể có sự công bằng trong việc phát lương, nên việc tiết lộ tiền lương của bạn làm cho đồng nghiệp của bạn có sự so sánh trực tiếp. Ngay khi mọi người biết mức lương của bạn thì tất cả mọi thứ bạn làm ở công ty đều được coi như tương phản với thu nhập của bạn.

Chính vì thế, việc trao đổi mức lương của nhau luôn hấp dẫn để làm thỏa mãn trí tò mò của bạn. Nhưng vào thời điểm tiết lộ, mọi chuyện sẽ không đơn giản như bạn nghĩ.

Bạn chán ghét công việc của mình

Phàn nàn về công việc sẽ khiến bạn trông như một người tiêu cực, không phải là thành viên của tập thể. Điều này làm giảm tinh thần của tập thể. Các sếp sẽ nhanh chóng tìm ra những người làm giảm tinh thần đó và có biện pháp thích hợp.

Những gì bạn làm trong phòng ngủ

Cho dù cuộc sống phòng the của bạn có hấp dẫn hay hay "ảm đạm" thì thông tin này cũng không nên để lộ nơi làm việc. Những chủ đề thế này đôi khi mang lại tiếng cười chốn văn phòng nhưng thật sự không nên sử dụng. Vượt qua lằn ranh này bạn không chừng sẽ mang tiếng xấu.

Tác giả: Truy Nguyệt