Khi nhắc đến màu đỏ, hầu hết mọi người đều cho rằng đây là màu sắc tượng trưng cho điềm lành, sự may mắn và không khí tươi vui, tích cực. Chính vì vậy, những cây cảnh mang sắc đỏ như cây vạn lộc thường giúp gia chủ thu hút tài lộc, xua đuổi vận xui.
Cây vạn lộc được biết đến với tên gọi khác như cây thiên phú, chúng thuộc họ Ráy và có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia… Hiện nay, cây vạn lộc đã được nhân giống thành công và được trồng khá phổ biến ở các nước châu Á.
Vạn lộc được chia làm 2 loại chính là vạn lộc đỏ và vạn lộc xanh, tuy nhiên loại cây màu đỏ được nhiều người yêu thích hơn hẳn. Cây vạn lộc có thân xanh lục, lá non có màu hồng nhạt và phần viền màu xanh với các đốm xanh dọc theo gân, viền lá. Khi lá cây vạn lộc càng già, các đốm xanh càng ít đi để thay vào là sắc hồng đỏ khắp mặt lá.
Không chỉ là loại cây cảnh có vẻ ngoài bắt mắt, mang đến sự may mắn cho gia chủ mà còn giúp thanh lọc không khí, hấp thụ chất độc hại để không gian sống của bạn lúc nào cũng trong lành. Nhiều người cho rằng trồng cây vạn lộc trong nhà chẳng khác gì “ăn tiền thiên hạ” vì chúng giúp gia chủ ăn nên làm ra, tài lộc đổ về túi ào ào như thác. Sở dĩ như vậy là vì từ “vạn” trong tiếng Hán đại diện cho số lượng rất lớn còn từ “lộc” chỉ tiền bạc, lộc lá và sự may mắn. Vì thế, ý nghĩa của loại cây đỏ rực này là tài lộc trong nhà lúc nào cũng dồi dào, nhiều không bao giờ hết.
Nếu đặt cây vạn lộc trong phòng khách hoặc trên bàn làm việc, chủ nhân của chúng sẽ gặp nhiều may mắn, công việc thuận buồm xuôi gió, tiền bạc rủng rỉnh và đường tình duyên rực rỡ. Không những vậy, cây cảnh này còn giúp gia chủ hạn chế rủi ro và những điều không may mắn trong công việc, kinh doanh. Đặc biệt, khi cây vạn lộc ra hoa, chúng sẽ mang đến sự may mắn gấp bội.
Cây vạn lộc cũng phù hợp với những người mang mệnh Hoả vì cây sẽ giúp khắc chế những khuyết điểm trong tính cách của họ, giúp họ làm gì cũng hanh thông, thuận lợi.
1. Cách chăm sóc vạn lộc trong môi trường đất
- Để đất trồng cây tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoáng khí, bạn có thể trộn thêm mùn, than bùn, trấu, cát và đất theo tỷ lệ bằng nhau.
- Chậu trồng cây vạn thọ cần có độ cao gấp đôi chiều dài của rễ và độ rộng gần bằng tán cây để đảm bảo chúng có không gian tăng trưởng. Không nên chọn loại chậu quá nhỏ vì như vậy sẽ khiến rễ cây bị hạn chế, không có không gian phát triển tốt.
- Vì vạn thọ là loại cây thân thảo, có khả năng hút nước mạnh nên bạn cần tưới nước cho chúng mỗi ngày, vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
2. Cách chăm sóc cây trong môi trường thuỷ sinh
- Khi trồng vạn lộc trong môi trường thuỷ sinh, bạn cần thay nước từ 1 đến 2 lần/1 tuần. Bên cạnh đó, cần thêm dung dịch dinh dưỡng để bổ sung chất cho cây.
- Nếu phát hiện rễ cây chuyển màu thâm đen, có mùi hôi hoặc lá vàng úa, bạn nên dùng OLC với lượng phù hợp để rễ cây hô hấp tốt hơn và nhanh chóng khoẻ mạnh trở lại.
Tác giả: Minh Thu
-
Cây hoa giấy cực hợp người thuộc mệnh này: Trồng 1 cây trong nhà sinh tài sinh lộc
-
Người mệnh Kim hợp với 9 loại cây phong thủy, để trong nhà 1 chậu là lộc đến ào ào
-
Tổ tiên dặn: Cứ trồng loại cây này trước cửa nhà con cháu đời đời phú quý, phúc lộc sâu dày, đừng chặt đi
-
Cây hoa giấy hợp với gia chủ mệnh này nhất, trồng một cây trước nhà lộc đến quanh năm
-
Loại cây nghe tên đã thấy hạnh phúc, trồng trong nhà để gia đạo yên vui, giàu sang, may mắn ngút trời