Có phải vạch T đậm hơn vạch C là tải lượng virus cao
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, tải lượng virus là số lượng virus có trong máu hay dịch tiết của người bệnh. Tải lượng cao có nghĩa là số lượng virus nhiều, đang nhân lên và khả năng lây truyền cao.
Trong quá trình mắc COVID-19 và điều trị tại nhà đối với F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, tải lượng virus trong cơ thể sẽ tăng lên và sau đó sẽ giảm đi theo diễn biến bệnh tự nhiên của virus.
Hiện có 4 giai đoạn diễn tiến của bệnh phản ánh tải lượng virus SARS-CoV-2. Theo đó, ở giai đoạn phơi nhiễm, người bệnh mới tiếp xúc với virus SARS-CoV-2. Giai đoạn này xét nghiệm nhanh kháng nguyên sẽ không thể phát hiện. Thời gian của giai đoạn này có thể từ 24 – 48 giờ tính từ lúc tiếp xúc với mầm bệnh.
Giai đoạn ủ bệnh, đây là giai đoạn virus đã bắt đầu xuất hiện trong dịch tiết mũi họng, xét nghiệm nhanh kháng nguyên có thể phát hiện được. Tải lượng virus sẽ tăng dần từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của bệnh; theo đó, vạch T của xét nghiệm nhanh kháng nguyên đậm dần lên. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ lây nhiễm cho những người xung quanh, bắt đầu của thời kỳ lây truyền bệnh.
Giai đoạn lây nhiễm là giai đoạn mà khả năng lây lan của virus cao nhất vào thời điểm ngày thứ 5, thứ 6. Ở giai đoạn này, vạch T đậm hơn vạch C của xét nghiệm nhanh kháng nguyên. Giai đoạn này sẽ kéo dài đến ngày thứ 10. Tải lượng virus sẽ giảm dần từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10. Nếu quan sát kết quả xét nghiệm nhanh cho thấy vạch T sẽ nhạt màu dần so với vạch C.
Giai đoạn hậu lây nhiễm và phục hồi, đây là giai đoạn bắt đầu sau ngày thứ 10, là giai đoạn mà ngưỡng phát hiện của xét nghiệm nhanh khánh nguyên sẽ không phát hiện được virus, đồng nghĩa với việc lúc này người nhiễm sẽ không còn khả năng lây lan. Xét nghiệm kháng nguyên nhanh lúc này sẽ cho kết quả âm tính.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, người dân đã xét nghiệm nhanh âm tính nhưng khi làm xét nghiệm PT-PCR vẫn nhận được kết quả dương tính với CT từ 31 - 36 thì cũng không quá hoang mang, lo lắng vì lúc này kết quả RT-PCR phát hiện chỉ là xác của virus và không có khả năng lây cho người khác.
Thời gian phục hồi của người mắc COVID-19 dù đã khỏe mạnh nhưng xác virus SARS-CoV-2 vẫn còn tồn tại trong cơ thể kéo dài đến hơn ngày thứ 25 hoặc có thể lâu hơn. Đây cũng là cơ sở cho việc Bộ Y tế gần đây đã cập nhật điều kiện kết thúc cách ly của F0 tại nhà.
Theo quyết định này, các F0 điều trị tại nhà sẽ được dỡ bỏ cách ly khi đã cách ly, điều trị đủ 7 ngày và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính với virus SARS-CoV-2. Trong trường hợp sau 7 ngày, kết quả xét nghiệm nhanh vẫn còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vaccine và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vaccine và không cần thiết phải làm lại xét nghiệm.
Test nhanh âm rồi mà PCR vẫn dương thì phải làm sao?
HCDC nhận định: Nhiều người sau khi test nhanh âm tính ở ngày thứ 10 nhưng khi làm PCR thì vẫn dương với chỉ số CT từ 31 – 36 thì cũng không nên quá hoang mang. Bởi, lúc này kết quả PCR phát hiện chỉ là xác của Covid-19 nên không có khả năng lây lan cho người khác.
F0 dù đã khỏi và đang trong giai đoạn phục hồi nhưng xác Covid-19 vẫn còn tồn tại trong cơ thể kéo dài đến hơn ngày thứ 25 hoặc có thể lâu hơn. Do đó, mọi người không cần quá lo lắng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP HCM) cũng nhận định: Sau thời gian điều trị Covid-19 mà test nhanh âm còn PCR dương thì mọi người cũng đừng hoảng. Bởi, độ nhạy của test nhanh vốn kém hơn PCR nên nếu nồng độ virus thấp thì không phát hiện được. Song, nếu test nhanh đã mờ dần rồi thì âm tính tức là đã khỏi dần.
Theo quyết định mới của Bộ Y tế, F0 điều trị tại nhà sẽ được dỡ bỏ cách ly khi đã cách ly, điều trị đủ 7 ngày và có kết quả test nhanh âm tính. Trong trường hợp sau 7 ngày vẫn còn dương thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày với người đã tiêm đủ vắc xin và 14 ngày với người chưa tiêm đủ.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Vì sao nhiều người sống cạnh F0 vẫn "bất tử": Các nhà nghiên cứu đã tìm ra nguyên nhân không ngờ
-
Sự thật về việc biến chủng Omicron không lan xuống phổi: Chuyên gia giải đáp
-
F0 15 ngày không tắm gội vì sợ 'virus ưa lạnh': BS nói sai lầm, chỉ rõ thời điểm F0 có thể tắm gội
-
Tiếp xúc gần, ngồi ăn uống cùng F0 vừa khỏi bệnh có bị lây nhiễm không: Chuyên gia giải đáp
-
F0 khỏi bệnh có cần thay bàn chải đánh răng, khăn mặt để tránh tái nhiễm không: BS trả lời