F0 khỏi bệnh có cần thay bàn chải đánh răng, khăn mặt để tránh tái nhiễm không: BS trả lời

11:44, Thứ bảy 12/03/2022

( PHUNUTODAY ) - Một số F0 băn khăng về vấn đề bàn chải đánh răng, khăn mặt sử dụng trong quá trình điều trị bệnh có thể trở thành vật lây nhiễm, khiến bản thân tái nhiễm hoặc lây cho người khác hay không. Hãy cùng nghe BS Lê Tiến Huy (Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Y dược) trả lời về vấn đề này.

Bàn chải đánh răng, khăn mặt là những vật dụng cá nhân được người bệnh sử dụng trực tiếp trong quá trình điều trị bệnh. Vì vậy, nhiều người lo lắng không biết liệu những vật này có thể trở thành nguồn lây khiến bản thân tái nhiễm hoặc lây cho người thân trong gia đình hay không.

Nói về vấn đề này, BS Lê Tiến Huy (Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Y dược) chia sẻ trên Nhịp sống Việt như sau: Việc người bệnh lo lắng về chuyện tại nhiễm là điều không khó hiểu. Tuy nhiên, về lý thuyết, người vừa mới khỏi bệnh sẽ không thể tái nhiễm chủng cũ. Do đó, mọi người không nên quá lo lắng về nguy cơ tái nhiễm vào thời điểm mới có xét nghiệm âm tính. Không cần thiết phải thay bàn chải đánh răng, khăn mặt vì sợ tái nhiễm.

f0-khoi-benh-co-can-thay-ban-chai-danh-rang-khan-mat-khong-01

Tuy nhiên, bạn cũng có thể cho các vật dụng vào nồi nước sôi luộc 1-2 phút để cảm thấy an tâm hơn. Như vậy sẽ đảm bảo bản chải đánh răng và khăn mặt không có virus, vi khuẩn trú ngụ.

Những việc F0 cần làm trong quá trình điều trị tại nhà

Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo trong nhà, F0 cần cần lưu ý một số điều sau:

- Thu gom, xử lý chất thải đúng cách

Đặt thùng rác có nắp kín và mở bằng chân, có lót túi nilon ở trong phòng người bệnh.

Thu gom và xử lý chất thải hằng ngày hoặc khi thùng rác đầy.

Khi xử lý chất thải, hãy đeo găng tay. Tháo bỏ găng tay ngay khi xử lý xong.

Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi xử lý chất thải.

- Vệ sinh bề mặt môi trường sạch sẽ

Việc này tốt nhất là để người bệnh tự làm. Nên lau sạch sàn nhà, tường và bề mặt bằng dung dịch khử khuẩn. Lau lại bằng nước sạch.

Nếu cần người chăm sóc hỗ trợ, người chăm sóc cần măng găng tay trước khi vệ sinh.

Sử dụng dụng cụ vệ sinh riêng cho khu vực của người nhiễm.

Có thể bọc các thiết bị điện tử bằng màng nilon và vệ sinh, khử trùng bên ngoài.

Tháo bỏ găng tay, rửa tay sau khi hoàn tất công việc vệ sinh.

Nên vệ sinh bề mặt ít nhất 1 lần/ngày.

- Lưu ý giặt quần áo cho F0

Tốt nhất là F0 nên tự giặt quần áo. Nếu người chăm sóc giặt, hãy đeo găng tay khi xử lý đồ vải của người bệnh.

Giặt hoặc khử trùng túi giặt và giỏ đồ.

Giặt bằng tay hoặc bằng máy bằng nước ấm nhất có thể.

Sấy khô hoặc phơi khô hoàn toàn.

Tháo găng tay và rửa tay sau khi xử lý đồ vải của người bệnh.

Nên giặt riêng đồ của F0.

Không giũ đồ bẩn để hạn chế nguy cơ phát tán virus qua không khí.

chia sẻ bài viết
Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền