Nhờ công thức thuốc sâu tự chế không độc hại vườn rau của bà mẹ 7x xanh mướt

( PHUNUTODAY ) - Trước tình trạng thực phẩm không an toàn, những bà mẹ đã cắt bỏ hoa cỏ trong vườn, bắt đầu trồng rau sạch phục vụ những bữa ăn gia đình.

Với khu vườn sân thượng rộng khoảng 50m vuông, chị Oanh có thể trồng đủ các loại rau quả, mùa nào rau nấy như: các loại rau cải, rau muống, mồng tơi, su hào, su su, bầu bí, chanh leo, hoa thiên lý và các loại rau gia vị. Thậm chí, chị còn trồng thử nghiệm giống cải mới như cải làn, cải cầu vồng, cải hoa hồng. “Nói chung, mình trồng rau theo mùa, cứ rau vụ xuân hè gối thu đông. Quay vòng như vậy, gia đình mình không phải mua rau ngoài chợ. Thi thoảng, mình thu hoạch chúng biếu họ hàng và bạn bè”, chị kể.

 Chị Oanh sử dụng chậu nhựa thông minh, bày khắp sân thượng

Thông thường, trồng rau sân thượng, “nông dân” thường sử dụng thùng xốp. Tuy vậy, chị Oanh  dùng toàn bộ chậu nhựa thông minh. Vì vậy, khâu trộn đất vào chậu sao cho đất tơi xốp, giúp cây phát triển và thoát nước kịp thời cũng là vấn đề quan trọng. “Khi trộn đất, mình thực hiện theo công thức: đất phù xa trộn với phân trùn hoặc phân bò, phân hữu cơ vi sinh, trầu gà hoai mục với bã đỗ tương ủ hoai và các loại rác hữu cơ từ củ quả bỏ đi.. Sau mỗi lứa, mình đổ đất ra phơi khô và rắc thêm vôi bột để chống nấm và mầm bệnh trong đất trồng”, chị Oanh cho hay.

 Do vậy, chị trồng đủ các loại rau cải, từ cải ngọt đến cải chíp, cải canh...

Làm xong đất, chị Oanh bắt đầu chọn giống gieo trồng. Chị cho biết, chị thường chọn những hạt giống tốt nhất để cây có thể phát triển nhanh và cho năng suất cao. Đối với phân bón rau quả, chị  dùng hoàn toàn phân hữu cơ như phân rác, phân cá và phân từ đỗ tương hoặc nước vo gạo ủ chua.

 Ớt và đậu đũa được trồng sát tường rào

 Hoa hồng do chính tay chị trồng

Riêng phân vô cơ, chị Oanh chỉ dùng cho những loại ăn rau quả như bầu bí, mướp, đỗ, cà chưa và dưa chuột. Trường hợp rau quả bị sâu bệnh, chị không dùng thuốc sâu hóa học. Ngược lại, chị chỉ dùng thuốc sinh học để loại trừ như dung dịch tỏi ớt, gừng giã nhỏ ngâm rượu hoặc quả bồ hòn hay tự tay bắt.

 

Với diện tích sân thượng khoảng 22m2 gồm 10m2 sân trước và 12m2 sân sau, chị Bích Hảo đã lên kế hoạch, dọn dẹp sân thượng và trồng các loại rau phục vụ cho bữa ăn gia đình, đặc biệt là cho bé con đang tuổi ăn dặm của mình.

Đối với các loại rau bị rệp, chị Hảo lại xịt dung dịch ngâm sẵn từ tỏi, ớt, gừng, rượu. Phát hiện sâu bệnh kịp thời và xử lý ngay lập tức cũng là cách để hạn chế sâu bệnh cho vườn rau sạch nhà mình. 

Chị Bích Hảo cho hay, khi nhu cầu thực phẩm của gia đình ngày càng tăng, tình trạng ô nhiễm thực phẩm lại là vấn đề nóng nên dù bận rộn đến mấy, chị vẫn quyết tâm dành thời gian trồng rau cho con, cho mọi người. Ăn rau tự trồng chị cũng cảm thấy ngon miệng hơn. Dù bận rộn và vất vả hơn nhưng thực phẩm xanh không thể thiếu trong mỗi bữa ăn nên đó cũng chính là động lực để chị chăm chút cho vườn rau mỗi ngày.

Để diệt trừ sâu bệnh, chị Bích Hảo thường trộn đất với vỏ trứng gà, vừa cung cấp canxi, chất dinh dưỡng từ vỏ trứng bổ sung cho cây trồng vừa hạn chế được ốc sên phá hại rau quả. 

Khi bắt tay vào trồng rau, chị Bích Hảo bắt đầu mua đất ở cửa hàng và bắt đầu gieo từ cây con nên rau lớn rất nhanh. Nhưng được một thời gian thì cây bắt đầu dừng phát triển, bị rệp và ốc sên quấy phá. Từ thực tế đó, chị Hảo cảm thấy việc trồng rau không dễ như suy nghĩ ban đầu.

 Ngoài ra chị còn trồng thêm rau ngót, khổ qua, lá lốt, cải cay, rau muống, chùm ngây... Một số loại cây hoa cảnh và cây thuốc như khế, ổi, cóc, đinh lăng, ngọc hoàng, mật gấu... 

Chị lại tiếp tục kiểm tra lại nguồn giống mua, tham khảo các bài diệt trừ ốc sên, rệp bằng phương pháp hữu cơ. Vì rau trồng phục vụ gia đình nên chị không phun bằng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc có thành phần từ hóa học. Bên cạnh đó, chị còn tham khảo thêm xử lý đất, trộn đất, bón phân bò, phân xanh từ rau củ quả, phân ruột cá ủ để rau trồng khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh và giúp rau tươi tốt hơn.

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang

Tin mới nhất