Tổng quan bệnh Bụi phổi Atbet (Amiăng)
Bệnh bụi phổi Atbet là một bệnh xơ hoá phổi, có hoặc không có kèm theo tổn thương xơ hóa phổi và tạo thành các hạt như hạt Silicon.
Bệnh bụi phổi Atbet hoàn toàn khác bệnh bụi phổi Silic, do thở hít bụi Atbet hay bụi Amiăng. Người ta thấy các sợi Amiăng trong các vại làm bằng đất sét cách đây hàng ngàn năm ở châu Âu. Ngày nay, việc sử dụng Amiăng ngày càng tăng trong nhiều ngành công nghiệp làm cho số người tiếp xúc và có nguy cơ mắc bệnh hàng năm cũng ngày càng lớn.
Nguy cơ ung thư phổi cũng ngày càng nhiều trong số công nhân tiếp xúc Amiăng.
Đối tượng nào thường mắc bệnh bụi phổi atbet (amiăng)
Những ngành nghề nào tiếp xúc với vật liệu trên có tính phân tán thành những hạt nhỏ thì đều có khả năng gây bụi phổi.
Đối với nước ta, bệnh bụi phổi silic là bệnh bụi phổi tương đối phổ biến, những nghề nghiệp liên quan đến khai thác đá, chế tạo vật liệu xây dựng, liên quan tới cắt, mài thì đều gây bệnh bụi phổi silic. Những người làm việc ở nơi có bụi amiăng như mài, chế tác bố thắng… đó là những nguyên nhân gây ra bệnh bụi phổi.
Hướng dẫn cách phân biệt bụi phổi thường và bụi phổi do nghề nghiệp
Để phân biệt bệnh bụi phổi và bệnh bụi phổi nghề nghiệp thì vấn đề chính đó là do tác nhân phơi nhiễm. Cũng là bụi phổi nhưng trong môi trường dân cư thì do sự nhạy cảm của cá nhân thì đó không được xem là bệnh bụi phổi nghề nghiệp.
Bệnh bụi phổi nghề nghiệp là do tác nhân phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ với các chỉ tiêu vượt quá mức cho phép tại môi trường lao động, đó được gọi là bệnh nghề nghiệp. Việc phân biệt bệnh bụi phổi và bệnh bụi phổi nghề nghiệp phải dựa trên kết quả giám định của các cơ quan chức năng được nhà nước cho phép, quy định thì mới được xem là bệnh nghề nghiệp.
Hướng dẫn cách chẩn đoán xác định bệnh bụi phổi amiăng
+ Tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp: Là một yêu cầu bắt buộc trong chẩn đoán bệnh. Kết quả đo môi trường lao động có nồng độ bụi amiăng vượt tiêu chuẩn cho phép (tiêu chuẩn của Bộ y tế Việt Nam là 0,5 sợi/ml trung bình 1 giờ và 0,1 sợi/ml trung bình 8 giờ).
+ Triệu chứng lâm sàng: Chỉ mang tình chất tham khảo và để xác định mức độ tổn thương do biến chứng của bệnh.
+ Hình ảnh trên phim X-quang phổi: Hình ảnh xơ hoá nhu mô phổi dạng sợi s, t, u (nốt mờ không tròn đều) theo bảng phân loại quốc tế ILO về bệnh bụi phổi. Ngoài ra, có thể thấy một số hình ảnh như mảng vôi hóa màng phổi, dày màng phổi…
+ Chức năng hô hấp: Kết quả đo có thể bình thường hoặc có biểu hiện của hội chứng hạn chế, hội chứng tắc nghẽn, hội chứng hỗn hợp…
Tác giả: