Kali là một chất điện giải quan trọng của cơ thể với vai trò không thể thiếu trong các hoạt động thần kinh, cơ bắp và hệ thống tim mạch.
Theo tiến sĩ Janet Brill, nhà dinh dưỡng học ở Philadelphia (Mỹ), ngay cả khi bạn cung cấp đủ 4.700 mg kali mỗi ngày, bạn vẫn có thể bị thiếu hụt chất này. Bởi bạn càng ăn nhiều natri thì cơ thể càng thải ra nhiều kali. Dấu hiệu thiếu kali có thể khó nhận biết, nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây nên gặp bác sĩ.
Dấu hiệu cơ thể đang thiếu kali
Thường xuyên kiệt sức
Mỗi tế bào trong cơ thể cần đủ lượng kali để hoạt động, các tế bào hoạt động không trơn tru có thể dẫn đến sự mệt mỏi chung của cả cơ thể. Nếu bạn ngủ đủ giấc mà vẫn thường xuyên cảm thấy kiệt sức khi làm việc hay tập luyện, thiếu kali có thể là nguyên nhân.
Cơ bắp yếu, hay bị chuột rút
Kali là loại khoáng chất quan trọng giúp cơ bắp thêm săn chắc, khỏe mạnh. Do đó, nếu cơ thể không có đủ kali thì hiện tượng chuột rút sẽ xuất hiện nhiều hơn, kèm theo tình trạng đau cơ, yếu cơ...
Rối loạn nhịp tim
Khi nhịp tim của bạn đập nhanh hoặc chậm hơn bất thường thì cần chủ động đi khám ngay vì điều này cảnh báo lượng kali trong cơ thể bạn đang sụt giảm trầm trọng, từ đó gây rối loạn nhịp tim. Lúc này, tình trạng thiếu kali còn có thể gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Huyết áp cao
Kali giúp thư giãn các mạch máu. Nếu thiếu chất này, thành mạch có thể bị co giãn, khiến huyết áp tăng cao.
Da khô, nổi mụn trứng cá
Tình trạng thiếu kali cũng có thể biểu hiện qua các triệu chứng như da khô, nổi mụn trứng cá, hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa. Tất cả các triệu chứng này đều có thể cảnh báo nhiều căn bệnh khác nhau. Thế nên, bạn cần chủ động đi kiểm tra sức khỏe ngay khi gặp phải những dấu hiệu bất thường này trên da.
Táo bón
Khi lượng kali trong cơ thể quá thấp thì nó sẽ ảnh hưởng xấu tới các chức năng khác trong cơ thể, và hệ tiêu hóa của bạn cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng táo bón, đầy hơi, chướng bụng...
Sưng phù toàn thân
Khi bạn tiêu thụ quá nhiều đồ hộp hay các loại thực phẩm chế biến sẵn thì lượng kali trong cơ thể cũng sẽ bị sụt giảm. Do những loại thực phẩm này có chứa nhiều natri nên gây ra tình trạng phù toàn thân vì cơ thể tích muối, giữ nước. Vậy nên, hãy cắt giảm bớt lượng thức ăn mặn tiêu thụ trong ngày để giúp kali giữ lại trong cơ thể tốt hơn.
Sử dụng nhiều đồ hộp và thức ăn sẵn
Tiêu thụ đồ hộp và thực phẩm chế biến sẵn là tiền đề cho mức kali thấp vì hầu hết thực phẩm này chứa nhiều natri. Bạn hãy nhớ cắt bớt thức ăn mặn để giúp cơ thể giữ được nhiều kali mà bạn đã nạp vào.
Cách bổ sung Kali cho cơ thể
Uống đồ uống có điện giải
Nếu bạn đang hoạt động thể chất, chẳng hạn như tập luyện thể dục hoặc một vài giờ làm việc ngoài trời, một cách nhanh chóng để tăng lượng kali là uống đồ uống có điện giải. Ví dụ như nước muối, nước dừa, nước cam, nước ép nam việt quất, đồ uống gừng, nước ép dưa hấu, muối và nước đường, sinh tố dâu, đồ uống hạt chia và đồ uống dưa chuột.
Ăn chuối
Chuột rút cơ là triệu chứng cơ thể có lượng kali thấp. Một quả chuối cỡ trung bình chứa 422 miligam kali, vì vậy hãy ăn chuối hàng ngày để ngăn ngừa chuột rút cơ bắp. Tuy nhiên, để giữ mức kali trong cơ thể ổn định, hãy cân nhắc việc tăng lượng tiêu thụ trái cây hàng ngày của bạn lên 1-2 phần ăn.
Ăn một món salad xanh
Ăn món salad xanh hai lần một ngày. Một món salad có chứa xà lách, cà chua, rau bina và dưa chuột là một loại rau giàu kali. Những loại rau này chứa từ 100 đến 190 miligram kali; cà chua và cà rốt là thực phẩm chứa kali cao nhất.
Uống thuốc bổ sung kali
Bổ sung kali cũng là một trong những phương pháp tốt nhất để tăng lượng kali trong cơ thể. Tuy nhiên, không thay thế trái cây và rau quả để bổ sung vì cơ thể bạn sẽ không hấp thụ trực tiếp kali từ các chất bổ sung.
Tác giả: