Những điều cần tránh
Leo trèo, làm việc nặng
Phụ nữ mang thai cần tránh làm những việc nặng như khuân vác đồ nặng trên vai… đặc biệt là không nên thường xuyên leo trèo sẽ rất dễ bị trượt ngã… những việc này rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Nhất là 3 tháng giữa thai kỳ, thai nhi đang trên đà phát triển, mẹ bầu cần đặc biệt cẩn thận, và đừng nên ngần ngại nhờ ai đó giúp mình làm những việc quá sức để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con nhé.
Gập người lên xuống thường xuyên
Những tư thế cúi nhặt vật gì đó dễ gây ảnh hưởng đến cột sống, chưa kể khi cúi người, máu tụ lên đầu dễ gây choáng váng và té ngã… Vì thế, khi cần thiết mẹ bầu nên nhờ người giúp đỡ hoặc quỳ gối xuống từ từ để làm.
Đứng lên ngồi xuống một cách đột ngột
Mẹ bầu nên chuyển đổi tư thế một cách từ từ, nếu đang ngồi thì nên dùng tay hỗ trợ và nhẹ nhàng đứng lên, có thể vịn tay vào điểm tựa và từ từ di chuyển đến phần trước ghế ngồi và duỗi thẳng hai chân ra. Tư thế chuyển đổi đột ngột khi đang ngồi lại đột nhiên đứng phắt dậy sẽ khiến cho các bạn bị choáng.
Đứng quá lâu
Việc mẹ bầu đứng quá lâu sẽ gây cản trở lưu thông máu, gây sưng và khó chịu mắt cá nhân, bàn chân, thậm chí dẫn đến hiện tượng phù nề khi mang thai… Những tác động này đều ảnh hưởng không tốt cho thai phụ.
Bắt chéo chân hay gập gối
Thói quen bắt chéo chân góp phần làm hạn chế lưu thông máu, giãn tĩnh mạch nhất là khi mang thai. Còn thói quen gập gối sẽ khiến lưng dưới bị đặt nặng áp lực. Tốt nhất nên phân đều lực lên cả hai chân và ngồi thẳng lưng.
Mang giày cao gót
Các chị em khi mang thi nên thay giày bệt hoặc giày đế thấp, để cân bằng trọng lượng cơ thể và đi lại dễ dàng hơn. Mang giày cao gót khiến trọng lượng tập trung vào mũi chân, máu huyết lưu thông không tốt, dễ gây phù nề bàn chân… và rất dễ bị vấp ngã.
Nghỉ ngơi quá ít
Mẹ bầu cần đảm bảo cho cơ thể có thời gian nghỉ ngơi cần thiết, cơ thể bạn cần có thời gian để tái tạo năng lượng, việc này rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ không ngủ đủ giấc dễ gặp trục trặc trong thời gian đau đẻ và sinh con.
Ăn kiêng
Mẹ bầu đừng quên cơ thể bạn đang nuôi thêm một sinh linh khác, chính vì vậy bạn bắt buộc phải tăng cân hợp lý trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con. Bạn sẽ cần phải ăn uống cân bằng thật tốt giữa bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ. Phụ nữ tăng ít cân hơn mức cần thiết sẽ có nguy cơ sinh con thiếu cân. Trẻ sinh ra bị thiếu cân có nguy cơ bị tử vong hay kém phát triển thể chất và trí tuệ.
Những điều mẹ bầu cần "nằm lòng"
Nghe nhạc
Giai đoạn mang thai 3 tháng giữa, mẹ đừng quên bật các bản nhạc êm dịu trong khi làm việc nhé. Các chuyên gia tâm lý khẳng định rằng, nghe nhạc cổ điển khổng chỉ giúp thư giãn và có cảm giác thoải mái, vui vẻ, mà còn rất tốt cho sự phát tiển trí não của thai nhi. Việc nghe những bản nhạc êm dịu và uống một cốc sữa pha mật ong trước khi đi ngủ vào buổi tối còn giúp bạn ngủ ngon hơn, tránh được những cảm xúc tiêu cực trong ngày.
Vận động giúp giảm đau lưng giữa thai kỳ
Hiện tượng đau lưng giữa thai kỳ là tình trạng khó tránh khỏi ở hầu hết các mẹ bầu. Bạn nên tích cực vận động một cách nhẹ nhàng trong giai đoạn giũa thai kỳ, đặc biệt là đi bộ, đi bơi. Việc này sẽ giúp các mẹ lưu thông máu tốt hơn, tránh được tình trạng đau lưng nhiều hơn trong thai kỳ. Ngoài ra, khi đau lưng, mẹ bầu có thể thử nằm nghiêng hoặc làm ấm vùng lưng đau bằng chăn ấm. Một cách giảm đau tốt nữa đó là áp dụng những phương pháp massage cho bà bầu nhẹ nhàng dọc theo cột sống.
Trò chuyện với con
Từ tuần thai thứ 20 trở đi, thai nhi đã biết nghe. Vì thế, bạn nên trò chuyện nhiều hơn với bé và cũng đừng quên khích lệ chồng bạn cùng làm điều này với bạn.
Chăm sóc da
Khi bạn dần lên cân ở những tháng giữa thai kỳ, da ở vùng mông và bụng cũng bị giãn ra thành các vết màu trắng. Cách phòng rạn da khi mang thai tốt nhất lúc này là chăm massage vùng ngực và bôi kem chuyên biệt dành cho bà bầu..
Chú trọng đến dinh dưỡng
Cơ thể bạn khi mang thai 3 tháng giữa bắt đầu tích trữ mỡ, quá trình này cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, thuận lợi cho quá trình sinh nở và hơn nữa còn giúp nguồn sữa mẹ dồi dào dinh dưỡng hơn.
Thời kỳ này canxi đặc biệt cần thiết vì xương của bé đang giai đoạn phát triển. Canxi cũng cần thiết để răng bạn chắc khỏe. Mẹ bầu hãy thường xuyên ăn nhiều rau quả, vì nhu cầu về vitamin và khoáng chất giai đoạn này sẽ tăng hơn 1,5 lần. Mật và gan của bé lúc này cũng bắt đầu hoạt động, nên mẹ bầu nên nhớ bổ sung các loại thực phẩm giàu axit béo như các loại dầu thực vật (dầu ôliu, dầu đậu nành), dầu cá vào giai đoạn này nhé.
Tác giả: Nguyen Nhung
-
Tổng hợp 42 thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cực ngon cho bé từ 5 – 8 tháng tuổi
-
Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng cuối
-
Dấu hiệu cho thấy cơn giận dỗi, ăn vạ của trẻ đến mức báo động
-
Bắt con làm 13 điều này tưởng là “độc ác”, nhưng khi trưởng thành con cái sẽ phải cảm ơn bố mẹ
-
Chuyên gia chỉ ra 7 loại nước mẹ bầu cần tránh và 9 loại nước nên uống trong thai kỳ