1. Không nuông chiều theo ý muốn của con
Trẻ nhỏ thường muốn bạn đáp ứng yêu cầu của mình ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn không nên nuông chiều theo ý thích của con mà hãy tạo điều kiện cho con tự phát huy và cố gắng. Ví dụ, khi con muốn mua đồ chơi, bạn hãy khuyến khích con tiết kiệm tiền để mua hoặc nếu con phát biểu 30 lần trong lớp, bạn sẽ thưởng cho con món đồ chơi đó.
Cách làm này dạy con biết kiên nhẫn chờ đợi để đạt được kết quả và dạy con biết chống lại sự cám dỗ. Ngoài ra, khi muốn treo giải thưởng cho con, bạn hãy tập trung vào những nỗ lực của con và nói cho con biết tại sao bạn làm điều này.
2. Đặt ra giờ giấc hợp lý cho giấc ngủ của con
Trẻ con thường thích chơi hơn là thích ngủ, vì vậy chúng sẽ tỏ ra hờn dỗi hoặc bất hợp tác với bạn khi mà bị bạn bắt ép đi ngủ sớm, thức dậy sớm. Tuy nhiên giấc ngủ là rất quan trọng cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ nên bạn cần rèn dũa con vào khuôn phép. Hãy yêu cầu con cái lên giường và thức dậy vào buổi sáng hôm sau đúng giờ. Có thể sẽ mất một khoảng thời gian dài để tạo thành thói quen cho con, nhưng một khi tạo thói quen thành công, cả bố mẹ và con cái đều có lợi.
3. Đặt ra quy tắc cho con
Bạn đặt ra các quy tắc trong gia đình và trẻ cần tuân theo. Ví dụ, sáng dậy 6 giờ 30, đi ngủ lúc 9 giờ tối, ăn cơm cần tập trung không được vừa ăn vừa chơi, ăn xong rồi chơi… Tuy không ai thích những quy tắc nhưng việc đặt quy tắc lại rất cần thiết với trẻ. Việc thực hiện các quy tắc giúp trẻ hiểu việc nào có thể làm, việc nào không. Khi đã hiểu các quy tắc, trẻ sẽ suy nghĩ trước khi hành động để tránh vi phạm những quy tắc.
4. Không nuông chiều con bằng quà vặt
Bánh kẹo là sự cám dỗ ngọt ngào đối với những đứa trẻ, nhưng đó cũng là nguyên nhân gây ra sâu răng, béo phì và chứng biếng ăn cho các con của bạn. Hãy chỉ khen thưởng cho chúng bánh kẹo khi chúng đạt được thành tích, ngoan ngoãn hoặc những dịp đặc biệt của gia đình. Đừng cho con ăn vặt quá thường xuyên, một khi chúng đã quen với sự cám dỗ ngọt ngào, sẽ rất khó để tách chúng xa khỏi bọn trẻ.
5. Không giúp con làm tất cả mọi việc
Hãy trao cho con cơ hội để vượt qua mọi thử thách và khó khăn mà chúng gặp phải trong cuộc sống hằng ngày, kể cả khi chúng còn rất nhỏ. Bởi sau này lớn lên, những đứa trẻ của bạn cũng buộc phải đối mặt với những điều đó một mình, bạn không thể chạy theo lo lắng cho con cái cả đời. Tốt hơn hết, hãy cho trẻ ý thức tự lập càng sớm càng tốt.
6. Phân công công việc cho con
Mỗi người trong gia đình đều có công việc riêng nhưng trách nhiệm chung vẫn là vun đắp cho tổ ấm. Vì vậy, mỗi phương pháp giáo dục trẻ từ độ tuổi mầm non của bố mẹ đều ảnh hưởng tới thói quen của con mình.
Ví dụ: Khi bố đi làm về thì bé có thể giúp bố cất áo, cất nón và các hành động này nên được khuyến khích lặp lại thường xuyên. Đây là kỹ năng và là cách dạy con 5 tuổi mà nhiều phụ huynh áp dụng thành công.
7. Yêu cầu con trả tiền cho các món đồ cá nhân
Nhiều người lo sợ rằng tiếp xúc với đồng tiền sớm sẽ khiến trẻ hư hỏng, nhưng đó là nhận định sai lầm. Người Do Thái cho con của họ tiếp xúc với tiền bạc từ rất sớm. Qua cách giáo dục của họ, những đứa trẻ sẽ ý thức được việc mình cũng cần phải bỏ tiền ra để có được thứ mà mình muốn, không có gì là miễn phí trên đời này cả.
8. Để con tự lực vượt qua những việc khó khăn
Tâm lý xót con là không phù hợp trong những tình huống này. Những đứa buộc phải biết ngã xe trước khi giữ được thăng bằng khi đi xe đạp. Tương tự như vậy, chúng buộc phải thất bại trước khi thành công. Và những công việc khó khăn sẽ tôi rèn ý chí phấn đấu của con bạn, giúp chúng tự tin hơn cho sự phát triển sau này.
9. Cho con trẻ tự quản lý quỹ thời gian của mình
Những đứa trẻ cũng có 24h/ngày như chúng ta, và chúng sẽ chỉ trưởng thành khi biết nắm giữ thời gian của mình, tự sắp xếp, tự phân bố thời gian hợp lý cho những công việc hằng ngày. Hãy trao cho trẻ cái quyền được sắp xếp mọi việc, khi mọi việc quá bát nháo thì bạn mới cần ra tay giúp đỡ mà thôi.
10. Không cần thiết phải mua cho con đồ dùng mới và tốt nhất
Tâm lý muốn con cái không thua thiệt bạn bè và muốn đem đến cho con những điều tốt nhất là tâm lý chung của đa số các bậc cha mẹ. Nhưng hãy có chừng mực, đừng biến tình yêu thương đó trở thành nghĩa vụ và tạo cho con của bạn có thói quen tận hưởng, thích đòi hỏi những thứ tốt nhất, mới nhất.
11. Dạy con giúp đỡ “miễn phí” những người xung quanh
Những đứa trẻ không thể nào trưởng thành nếu chúng không biết trao đi những điều tốt đẹp cho người khác. Đôi khi chỉ là hành động nhỏ nhặt như: con rửa chén cho mẹ, con quét nhà cho bà, con nhổ tóc sâu cho ông… mà không cần vòi vĩnh phần thưởng hoặc trả công. Khi con biết cho đi, trái tim con sẽ bao dung và rộng mở hơn với cuộc đời.
12. Để con thấm thía cảm giác mất mát
Con của bạn cần phải biết cảm giác này nếu chúng lỡ tay làm mất một món đồ nào đó. Khi con sở hữu một đồ vật, con cần có trách nhiệm giữ gìn chúng, còn khi con làm mất đi thì con tự đối diện với cảm giác day dứt, ăn năn của mình. Việc ngay lập tức mua cho con món đồ mới là không phù hợp, vì con sẽ nảy sinh tâm lý ỷ lại và trở thành đứa trẻ thiếu trách nhiệm.
13. Dạy con cách giao tiếp lễ độ với mọi người
Đôi khi trẻ nhỏ quên mất rằng mình cần phải ăn nói, chào hỏi lễ phép với người lớn. Nếu bạn lơ là bỏ qua điều đó thì chúng sẽ nghĩ cách cư xử của chúng là đương nhiên, những lần sau chúng sẽ lặp lại điều này. Khi bạn răn dạy con thái độ cư xử tốt và đúng mực, nghĩa là bạn sẽ giúp con mình hành trang vào đời chắc chắn hơn trong tương lai. Vì thực tế, chẳng một ai thích tiếp xúc với một người vô ý, thiếu lễ độ hoặc cộc cằn, xấu tính.