Trong một số loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân rất cao, gây lo ngại cho người sức khỏe người tiêu dùng. Thủy ngân thuộc nhóm kim loại nặng được tìm thấy trong tự nhiên như: Môi trường không khí, trong nước và trong đất. Kim loại này sẽ được thải ra ngoài môi trường bằng nhiều cách khác nhau chẳng hạn như: Đốt than, hiện tượng phun trào núi lửa,... Từ đó, thủy ngân có thể rơi từ không khí và tích tụ rất nhiều trong các dòng suối, đại dương và trở thành metylmercury trong nước.
Ngày nay, khi việc ô nhiễm môi trường luôn trong trạng thái đáng báo động, lượng thủy ngân trong nước đặc biệt tăng cao, kéo theo cá loại cá sinh sống cũng bị ảnh hưởng. Theo đó, con người có nguy cơ tiếp xúc với thủy ngân theo nhiều cách không chỉ hít phải hơi thủy ngân thông qua quá trình khai thác hay làm việc ở môi trường công nghiệp mà còn thông qua các loại cá trong thực đơn hàng ngày.
Cá hồi nuôi
Cá hồi tự nhiên rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau, ngày nay việc nuôi cá hồi đang trở nên rất phổ biến. Cá hồi được cho ăn cá loại thức ăn công nghiệp nhằm cho ra những chú cá hồi to, mập mạp, nhiều calo và chất béo bão hòa tuy nhiên lại ít khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Lượng omega 3 và omega 6 trong cá hồi nuôi cũng thấp hơn. Nghiêm trọng hơn, các trang trại nuôi cá hồi thường không đảm bảo vệ sinh và có nguy cơ bị nhiễm chất độc như PCB và dioxin.
Cá da trơn
Cá da trơn, đặc biệt là cá basa, là loại cá phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, cá da trơn sống ở đáy sông, nơi dễ tích tụ chất thải công nghiệp, kim loại nặng và thủy ngân. Nếu nguồn nước ô nhiễm, cá da trơn có nguy cơ chứa thủy ngân cao hơn mức cho phép.
Khuyến cáo: Hãy mua cá da trơn từ nguồn cung uy tín, tránh mua những con cá có dấu hiệu bất thường như thịt mềm nhũn, có mùi hôi hoặc màu da đục.
Cá lóc (cá quả)
Cá lóc là loại cá nước ngọt quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, cá lóc sinh sống ở nhiều môi trường nước khác nhau, đặc biệt là các ao hồ hoặc sông bị ô nhiễm, khiến chúng có nguy cơ tích tụ thủy ngân cao. Cá lóc nuôi ở nguồn nước không đảm bảo cũng dễ nhiễm chất độc hại.
Khuyến cáo: Nên chọn cá lóc từ những nguồn nước sạch, tránh mua cá quá lớn vì chúng có thể tích lũy nhiều thủy ngân hơn.
Cá trê
4 loại cá "ngậm" nhiều thủy ngân nhất chợ, rẻ mấy cũng đừng mua về
Cá trê là loại cá mà Việt Nam có cơ hội xuất khẩu, nâng cao giá trị kinh tế. Tuy nhiên, khi kiểm nghiệm chất tím tinh thể và chất xanh Malachite tại Hoa Kỳ thì kết quả đều không như mong đợi. Đáng buồn hơn, Hoa Kỳ liệt kê cá trê vào danh sách những loại cá không đảm bảo chất lượng và thuộc 8 loại cá ngậm thủy ngân nhiều nhất mà bạn nên biết.
Tác giả: Mộc
-
2 gia vị ‘siêu độc hại’ vì chứa đầy hạt vi nhựa, hầu như bếp nhà nào cũng có
-
4 loại cá không thể nuôi nhân tạo, đi chợ thấy đừng tiếc tiền mua
-
Bật mí loại rau bổ hơn thịt, cắm xuống đất là tươi tốt mà ít người biết để ăn
-
Rùng mình: Thói quen uống cà phê này khiến bạn nuốt 1000+ hạt vi nhựa mỗi lần
-
'Bỏ túi' ngay 5 món 'thần dược' giúp tăng sức đề kháng, bổ phế, mạnh gân cốt, phòng cúm hiệu quả