Bắp cải
Bắp cải chứa hàm lượng vitamin cao, thậm chí còn tốt hơn cả các loại rau củ quen thuộc khác như cà rốt, khoai tây, hành tây.
Lượng vitamin A và P trong bắp cải sẽ giúp thành mạch máu bền vững. Trong loại rau này còn có các chất như sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol -33 carbinol... có khả năng hỗ trợ phòng ngừa ung thư.
Khi luộc, các chất bổ dưỡng này sẽ không còn lưu lại trên rau mà hòa tan vào nước. Tuy nhiên, không phải ai cũngcó thể uống hết nước luộc cải bắp cải. Do đó, chúng ta đã bỏ phí đi một lượng dinh dưỡng đáng kể.
Bông cải xanh (súp lơ xanh)
Bông cải xanh chứa nhiều sắt, protein, canxi và các loại vitamin. Tương tự như bắp cải, khi luộc, các chất dinh dưỡng trong bông cải xanh dễ bị hòa tan trong nước, làm giảm giá trị của rau.
Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan có chứa một chất gọi là coumestrol. Các nhà nghiên cứu cho rằng, chất này có khả năng chống lại ung thư.
Nếu chị em có thói quen luộc đậu Hà Lan thì nên suy nghĩ lại. Khi luộc, dinh dưỡng có trong loại thực phẩm này sẽ giảm rất nhiều. Chúng ta ăn vào nhưng sẽ không hấp thụ được lượng dưỡng chất vốn có trong đậu Hà Lan.
Rau muống
Rau muống luộc là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của nhiều gia đình Việt. Loại rau này có chứa nhiều chất xơ, protein, các vitamin như C, E, sắt, kẽm, magie. Đây là loại rau tốt cho người bị bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp, phụ nữ mang thai...
Các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên luộc rau muống vì sẽ làm thất thoát một lượng không nhỏ các dưỡng chất quan trọng trên.
Chế biến rau như thế nào để không làm mất dinh dưỡng?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, các bà nội trợ có thể thay thế luộc bằng phương pháp hấp hoặc nước.
Nếu vẫn muốn ăn đồ luộc, hãy sử dụng ít nước. Tận dụng nước luộc rau để uông hoắc làm các món hầm, nấu suop, tránh lãng phí dưỡng chất.
Không nên lấu rau trong thời gian quá lâu để tránh làm mất chất mà rau lại không ngon.
Tác giả: