Người bị tiểu đường
Với những người bị tiểu đường, việc ăn uống phải hết sức thận trọng. Ăn lẩu gồm có nhiều nguyên liệu từ hải sản, thịt bò, thịt gà cho đến các loại rau. Vì vậy người bị tiểu đường phải hết sức lưu ý để không làm tăng đường huyết. Nếu người tiểu đường ăn lẩu phải chú ý trong nước dùng không cho thêm đường, nên ăn nước dùng riêng.
Khi ăn thịt nên chọn thịt ít mỡ hoặc ăn thịt tinh nạc. Ngoài ra, các loại rau củ thường chứa lượng tinh bột cao nên cần thận trọng như giảm bớt ăn khoai tây, củ sen, khoai môn, khoai lang, tăng cường ăn các loại rau xanh. Khi ăn lẩu không uống các đồ uống có cồn, nước ép trái cây hoặc trà sữa, vì bên trong có chứa nhiều đường hoặc thành phần không tốt cho sức khỏe của người tiểu đường, làm tăng đường huyết trong máu.
Người bị bệnh gút
Với người bị gút thường phải chú ý chế độ ăn nghiêm ngặt để tránh không làm tăng purin trong gan khiến sản sinh quá nhiều axit uric khiến các khớp xương bị sưng đỏ. Những thực phẩm tốt cho người mắc gút là đồ ăn chay, ăn lượng thịt ít, không ăn quá nhiều hải sản. Khi ăn lẩu nên ăn các loại rau như bắp cải, cà rốt, khoai tây, rong biển... đây đều là những loại rau giàu kali nó sẽ làm giảm axit uric. Người bị bệnh gút không ăn lẩu nấm vì bản chất nấm chứa nhiều purine khi đi vào cơ thể sẽ không tốt cho người bị gút.
Trong nồi lẩu thường có nước dùng cay kèm hạt tiêu, ớt, mù tạt hoặc các gia vị khác... người bị gút nên tránh ăn những thứ này trong nồi lẩu. Vì vậy, nên chế ra loại nước lẩu không cay, không có hạt tiêu. Người bị gút nên uống soda khi ăn lẩu sẽ trung hòa được axit uric.
Người béo phì
Người béo phì cần chế độ ăn ít dầu mỡ cho nên chú ý ăn nhiều rau giàu vitamin, chất xơ. Rau được xem là thành phần giúp "hút" và trung hòa bớt mỡ trong thịt. Nồi lẩu có nhiều loại thực phẩm, cho nên người béo phì không nên ăn nước dùng quá nhiều chất béo, nên chọn lẩu nấm là tốt nhất. Tuy nhiên, thịt bò chứa nhiều chất béo, cho nên người béo phì nên chọn thịt gà, hải sản, thịt vịt.
Lưu ý khi ăn lẩu
Ăn chín, uống sôi
Chúng ta thường thích ăn lẩu tái vì quan niệm như vậy mới ngon, mới ngọt. Những điều này sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh như các loại giun sán từ rau, tôm, cua, ngao... ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn. Chỉ nên ăn đồ nhúng chín khi nước đã thực sự sôi để tránh bị nhiễm bệnh hay ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khi ăn đồ chưa chín.
Ăn điều độ
Lẩu cho dù có ngon như thế nào thì cũng không nên ăn liên tục, vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, rối loạn dinh dưỡng... vì vậy khoảng cách từ 1 đến 2 tuần ăn một lần là tốt nhất.
Thay nước lẩu nếu ăn lẩu
Khi nước lẩu đun quá lâu sẽ khiến hàm lượng nitric tăng cao, vitamin bị phân hủy, chất béo khi đó là bão hòa, gây hại cho cơ thể nhất là tim mạch, huyết áp. Do đó, nên thay nước lẩu sau 60 phút là tốt nhất.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Chân có dấu hiệu này là bạn đang mắc những bệnh vô cùng nguy hiểm
-
Để thức ăn kiểu này trong tủ lạnh không khác nào bạn đang tự rước ung thư vào cho cả gia đình
-
Bạn có biết rằng ăn trứng vịt lộn thời điểm này còn hơn dùng nhân sâm thuốc bổ vạn lần
-
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn uống nước dừa 1 tuần liền?
-
Kết hợp những thực phẩm này với nhau là bạn đang tự chế thuốc độc cho cả nhà dùng