Những người này còn ăn súp lơ coi chừng gặp "tai họa"

( PHUNUTODAY ) - Súp lơ được coi là thực phẩm vàng nhưng rất nhiều người không thể ăn chúng.

Súp lơ có chứa hàm lượng vitamin dồi dào như: vitaimin A, B, C, … niacin, pantothenic, axit tartric và axit folic đặc biệt hàm lượng khoáng chất như axit pectin, malic và citric, kali, natri, magie, đồng, sắt, lưu huỳnh, clo và phốt pho,…cũng chiếm tỷ lệ lớn. Tuy nhiên, rất nhiều người không thể ăn rau súp lơ.

Người bị bệnh gout

Chất purin khá cao trong súp lơ sẽ khiến dễ gây ra những triệu chứng liên quan đến gout.

Chất purin khá cao trong súp lơ sẽ khiến dễ gây ra những triệu chứng liên quan đến gout. Đặc biệt với những người mắc bệnh gout nếu ăn súp lơ xanh sẽ thấy bệnh nặng hơn.

Người mang thai

Mặc dù súp lơ xanh chứa rất nhiều vitamin C rất tốt cho bé nhưng nếu người mẹ ăn súp lơ xanh hàng ngày, nhất là khi mới bắt đầu mang thai có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai. Nguyên do là quá nhiều vitamin C cũng không tốt cho chị em trong quá trình mang thai.

Tương tự giống như súp lơ xanh, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều súp lơ trắng hàng ngày thì mẹ bầu cũng có nguy cơ sảy thai do hàm lượng lớn vitamin C có trong loại rau này cũng khá cao.

Người bị đau dạ dày

Người đau dạ dày nên hạn chế ăn súp lơ.

Súp lơ xanh là loại rau có chứa nhiều chất xơ và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó lại dễ sản sinh ra nhiều khí gây đầy bụng nếu bạn ăn sống. Chính vì vậy, cách tốt nhất đối với người đau dạ dày là phải nấu chín súp lơ xanh trước khi ăn. Ngoài ra, bạn có thể thay thế bằng các thực phẩm khác như cà rốt, khoai lang…

Lưu ý khi ăn súp lơ

Bạn cũng không nên chế biến súp lơ quá nhừ quá kĩ sẽ làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng của thực phẩm như các vitamin, đặc biệt là nhóm chất ngăn ngừa ung thư sẽ bị giảm hay mất tác dụng.

Khi rửa lại rau này bạn cần nhớ không cắt nhỏ rau ra để rửa. Cách tốt nhất là ngâm cả cái súp lơ vào chậu nước muối thật loãng khoảng 10 phút sau đó rửa lại dưới vòi nước chảy.

Cuối cùng bạn cần nhớ không nên ăn loại rau này trái vụ vì những loại rau quả trái vụ thường bị bón nhiều loại thuốc kích thích tăng trưởng không tốt cho sức khỏe.

Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh