Trước kì dâu 3 ngày là thời điểm tốt để thải độc, làm ngay 4 việc để 'tống' cặn bã, tử cung khỏe mạnh
Ngâm chân với nước gừng ấm
Gừng có tính ấm nên khi ngâm chân với nước gừng ấm trong thời kỳ kinh nguyệt diễn ra sẽ giúp kích thích các huyệt đạo và dây thần kinh lòng bàn chân, từ đó đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất. Lòng bàn chân cũng là nơi tập trung chính của kinh mạch đường ruột nên khí nóng của gừng bay hơi lên sẽ giúp kích thích đường ruột, cải thiện quá trình tiêu hóa dạ dày và ruột, giảm bớt nguy cơ táo bón, giúp giảm cân hiệu quả.
Uống nước đường nâu
Đường nâu có tính ấm với tác dụng dưỡng khí, dưỡng huyết, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, loại bỏ huyết ứ nên giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông máu trong tử cung.
Bạn có thể uống thêm nước đường nâu khi gần tới ngày "đèn đỏ" để cải thiện vấn đề chuyển hóa kém, đào thải độc tố ra ngoài, cải thiện làn da tốt hơn.
Vỗ nhẹ vào hai bên chân
Hai bên chân của mỗi người có sự liên kết đến thận và bàng quang. Do đó, việc kiên trì vỗ nhẹ chân có thể đả thông các gân bị tắc nghẽn, giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể thông suốt hơn, tống bớt hơi ẩm và chất độc ra khỏi cơ thể.
Khi quá trình trao đổi chất của cơ thể trong thời kỳ kinh nguyệt được đẩy nhanh, chỉ vài động tác vỗ nhẹ chân cũng giúp làm giảm phù chân, tiêu mỡ chân, đào thải chất béo hiệu quả. Sau khi kinh lạc được khai thông, các chất cặn bã trong cơ thể cũng dễ dàng đào thải ra khỏi cơ thể hơn, từ đó giúp ích cho việc giảm cân và giữ gìn sức khỏe.
Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt
Ngoài hàm lượng calo cực thấp, trong ngũ cốc thô còn chứa nhiều xenlulose có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, tống xuất phân đen có mùi ra ngoài, cải thiện tình trạng táo bón. Các loại ngũ cốc thô khi kết hợp với độ ẩm trong ruột sẽ giúp quá trình đại tiện diễn ra thuận lợi hơn, không chỉ tống bỏ hơi ẩm ra khỏi cơ thể mà còn giúp cải thiện vấn đề táo bón. Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt còn có thể giảm lượng calo và ức chế sự tích tụ chất béo nên rất thích hợp để giảm cân và ăn trong những ngày "rụng dâu".
Làm gì để đỡ đau bụng kinh?
Chườm ấm bụng
Chườm nóng vùng bụng và lưng dưới có thể giảm cơn đau âm ỉ khi tới tháng.
Có thể dùng bình nước ấm, đệm sưởi, hoặc dùng khăn nóng để chườm. Tắm bằng nước ấm cũng là cách giúp thư giãn cơ thể và giảm đau rất tốt.
Massage
Massage 5 phút mỗi ngày có thể thúc đẩy lưu lượng máu và giảm căng thẳng để giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Bắt đầu một vài ngày trước khi bạn dự kiến có kinh.
Những phụ nữ bắt đầu thoa một loại kem có hỗn hợp dầu hoa oải hương, cây xô thơm và cây kinh giới lên bụng sau kỳ kinh sẽ ít bị chuột rút hơn trong kỳ kinh tiếp theo. Các loại tinh dầu này có các hợp chất giảm đau.
Cần uống đủ nước
Uống nước giúp cơ thể không giữ nước và tránh bị đầy hơi đau bụng trong kỳ kinh nguyệt. Nước ấm hoặc nước nóng thường tốt hơn cho chứng chuột rút, vì chất lỏng nóng làm tăng lưu lượng máu đến da và có thể làm giãn các cơ bị chuột rút.
Các loại thực phẩm nhiều nước nên ăn để tăng cường hydrat hóa, bao gồm: Dưa leo, dưa hấu, các loại quả mọng (bao gồm dâu tây, quả việt quất và quả mâm xôi).
Tập yoga
Tập Yoga có tác dụng giải phóng endorphin và giúp ngăn ngừa hoặc giảm các triệu chứng kinh nguyệt.
Bắt đầu với một vài nhịp thở sâu trong khi nằm ngửa với đầu gối cong. Hãy thử các tư thế yoga như cây cầu và tư thế cây gậy, chúng sẽ giúp cơ thể được thư giãn.
Tránh một số loại thực phẩm trong kì đèn đỏ
Trong thời kỳ kinh nguyệt, chị em nên tránh các loại thực phẩm gây đầy hơi và giữ nước. Một số thủ phạm lớn nhất cần tránh xa bao gồm:
Đồ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, đồ ăn nhanh như khoai tây chiên,...
Chất có cồn, kích thích như rượu, bia
Đồ uống có ga
Caffeine
Thức ăn mặn
Đồ ăn, hoa quả có tính axit cao
Tác giả: Vũ Ngọc
-
5 sai lầm phụ nữ thường mắc phải trong kỳ “đèn đỏ” gây hậu quả khó lường
-
Vùng kín có 3 dấu hiệu này trong ngày "đèn đỏ" chứng tỏ phụ nữ đang mất quá nhiều máu
-
Phụ nữ kinh nguyệt ít, nội tiết tố bằng 0: Ăn nhiều '1 thứ trắng, 2 thứ vàng' sẽ giúp bạn nữ tính hơn
-
Phụ nữ muốn trẻ lâu, nội tiết dồi dào nên ăn nhiều 2 loại rau: Điều hòa kinh nguyệt, cực tốt cho da
-
Chu kỳ không đều 'tháng có tháng không' có thể do 7 bệnh gây ra: Chị em bị nên đi khám sớm